Trong phiên giao dịch ngày 29/10, giá ca cao tại New York tăng mạnh trước bức tranh sáng sủa của kinh tế Mỹ, trong khi giá ca cao tại London lại giảm do đồng bảng Anh tăng giá.

Tại thị trường giao dịch hàng hoá kỳ hạn New York, giá ca cao giao tháng 12/2009 đạt 3.355 USD/tấn, tăng 27 USD/tấn so với phiên giao dịch trước; trong khi đó giá ca cao cùng thị trường giao tháng 3/2010 cũng tăng 28 USD/tấn lên mức 3.386 USD/tấn.

Còn tại thị trường giao dịch hàng hoá kỳ hạn London, giá ca cao giao tháng 12/2009 đạt 2.147 bảng Anh/tấn, giảm 6 bảng Anh/tấn so với phiên giao dịch trước; trong khi đó giá ca cao ở đây giao tháng 3/2010 cũng giảm 4 bảng Anh/tấn xuống còn 2.182 bảng Anh/tấn.

Một số chuyên gia nhận định mức giảm của ca cao sẽ bị hạn chế do những yếu tố cho thấy thị trường sẽ đi lên.

Ngân hàng BNP Paribas Fortis vẫn duy trì dự đoán trong niên vụ này, thế giới sẽ thiếu 56.000 tấn ca cao và đây là niên vụ thứ tư liên tiếp thiếu ca cao. Nguyên nhân chính là lượng tiêu thụ ca cao hạt tại các nhà máy chế biến hồi phục,

Dự đoán, sản lượng ca cao của Bờ Biển Ngà niên vụ 2008/09 chỉ đạt 1,18 triệu tấn, giảm 14% so với niên vụ trước. Và đến niên vụ 2009/10, sản lượng ca cao của nước này dự đoán giảm thêm 100.000 tấn do thiếu sự đầu tư nguyên liệu đầu vào như phân bón, cẩy ca cao bước vào giai đoạn già hoá và thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng.

Các nhà giao dịch tại Nigeria cho biết, chất lượng ca cao hạt của khu vực Tây Nam Nigeria rất xấu do mưa liên tục gây khó khăn cho nông dân chăm sóc mùa màng.

Tuy nhiên, giá ca cao của Nigeria hiện đã tăng gấp đôi trong niên vụ chính do nhu cầu tăng và nguồn cung giảm.

Hiện nông dân Nigeria bán ca cao với giá khoảng 450.000 naira/tấn, từ mức 220.000 naira/tấn cách đây 1 năm.

Cải thiện chất lượng ca cao hạt đang thu hoạch có nghĩa là người mua “cạnh tranh” để có được nhiều hàng dự trữ khi pha trộn với ca cao chất lượng thấp hơn mà họ dự trữ từ mùa vụ trước. Nông dân nước này hiện đang được hưởng một mức giá khá tốt.

Nigeria là nước sản xuất ca cao lớn thứ thứ 4 thế giới, sau Bờ Biển Ngà, Ghana và Indonesia.

 

Nguồn: Vinanet