(VINANET) – Kết thúc năm 2014, Việt Nam đã phải nhập khẩu trên 2 tỷ USD mặt hàng dược phẩm, tăng 8,3% so với năm 2013. Tính riêng tháng 12/2014, nhập khẩu mặt hàng này tăng 37,2% so với tháng 11, đạt 213,2 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ 30 thị trường trên thế giới, trong đó dược phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ Ấn Độ chiếm thị phần lớn, chiếm 13,1% tổng kim ngạch, đạt 267 triệu USD, tăng 7,75% so với năm 2013. Đứng thứ hai sau thị trường Ấn Độ là Pháp, chiếm 11,7%, với kim ngạch 239,4 triệu USD, nhưng so với năm 2013, tốc độ nhập khẩu hàng dược phẩm từ thị trường này lại giảm nhẹ, giảm 4,57%. Kế đến là thị trường Đức, đạt 189,1 triệu USD, tăng 28,27%; Hàn Quốc đạt 161,5 triệu USD, tăng 1,37%...

Năm 2014, nhập khẩu dược phầm từ các thị trường có kim ngạch trên 100 triệu USD, chiếm 20%; thị trường có kim ngạch trên 10 triệu USD trở lên chiếm 87,5%.

Nhìn chung, năm 2014, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm tới 70%, đáng chú ý nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Ba Lan có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội, tăng 84,25%, tuy kim ngạch chỉ đạt 28,9 triệu USD.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu dược phẩm năm 2014 – ĐVT: %

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)

Thị trường

Dẫn nguồn tin từ Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính, năm 2014 có tới 656 mặt hàng thuốc tăng giá. Trong đó, số mặt hàng thuốc nhập khẩu kê khai lại giá (tăng giá) là 84 mặt hàng và số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước kê khai lại giá (tăng giá) là 572 mặt hàng.

thuốc.

Tính riêng tháng 12/2014, thị trường dược phẩm tiếp tục giữ ổn định, một số ít mặt hàng thuốc có giá biến động với biên độ hẹp, nguồn cung thuốc cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Giá bán lẻ trên thị trường của một số mặt hàng thuốc (Amoxilin nhộng/500mg, Hoạt huyết dưỡng não, Cảm xuyên hương, Kim tiền thảo, Berberin, Vitamin, Cefuroxim 125mg, Ziniat 125, Cravit Tab 500...) ổn định so với tháng 11/2014.

Về giá thuốc nhập khẩu, nhìn chung số lượng các mặt hàng có giá thay đổi không nhiều, một số mặt hàng có mức tăng/giảm khá lớn như Exforge hộp/28 viên (Tây Ban Nha) có giá 20,75USD/hộp, giảm 23,7%, Eutine H5000 hộp/4 lọ + 4 dung môi (Trung Quốc) có giá 1 USD/hộp, giảm 9,09%, Osalium 5Mg hộp/10 vỉ nhập từ Thái Lan có giá 8,5 USD/hộp, tăng 19,72%...

Giá nhập khẩu một số nguyên phụ liệu sản xuất thuốc có biến động tăng, giảm, tập trung vào thị trường Trung Quốc như Vintamin B6 có giá 21USD/kg, tăng 34,6%; Amoxicillin Trihydrate Powder Bp2012 có giá 26,6 USD, giảm 8%; Colistin Sulfate có giá 12,5 USD/kg, giảm 12,4%...

Nhìn chung, năm 2014, mặc dù tình hình dịch bệnh (bệnh dịch sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng và viêm não Nhật Bản) có diễn biến phức tạp nhưng nguồn cung ứng thuốc vẫn được đảm bảo, thị trường dược phẩm nhìn chung ổn định.

Theo số liệu về giá thuốc kê khai lại trên Trang Điện tử của Cục Quản lý dược- Bộ Y tế (tính đến 15/12/2014), số mặt hàng kê khai lại giá (điều chỉnh tăng giá) năm 2014 là 656 mặt hàng, chiếm khoảng 2,6% tổng số khoảng 25.000 mặt hàng thuốc đang lưu thông trên thị trường. Trong đó, số mặt hàng thuốc nhập khẩu kê khai lại giá (tăng giá) là 84 mặt hàng và số mặt hàng thuốc sản xuất trong nước kê khai lại giá (tăng giá) là 572 mặt hàng. 

Về giá nhập khẩu thuốc (giá CIF): Các thị trường chính cung cấp thuốc vào nước ta là Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Đức. Nhìn chung, giá thuốc nhập khẩu có biến động tăng/giảm nhưng số lượng mặt hàng có giá biến động không nhiều.

Giá thuốc trên thị trường ổn định do nguồn cung thuốc dồi dào và việc giám sát chặt chẽ việc kê khai/kê khai lại giá thuốc của cơ quan quản lý nhà nước cũng như áp lực canh tranh trên thị trường dược phẩm. Một số mặt hàng thuốc có giá biến động tăng/giảm phụ thuộc vào giá nhập khẩu thuốc, giá nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất thuốc và các yếu tố chi phí đầu vào sản xuất thuốc.

Dự báo: Dự báo quý I/2015, giá thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước tiếp tục ổn định.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet


Nguồn: Vinanet