3 tháng đầu năm nay, Italy đã vượt Tây Ban Nha để trở thành thị trường NK lớn nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam tại EU. Hiện nay, giá trị XK sang thị trường này chiếm đến 65,6% giá trị XK sang toàn khu vực. Thị trường Italy còn rất rộng và tiềm năng, tuy nhiên DN hải sản Việt Nam khai thác triệt để.

Hiện nay, Tây Ban Nha và Italy là hai thị trường NK mực ống, mực nang lớn và sôi động nhất Châu Âu. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, lượng đơn hàng NK từ cả hai nước này đều giảm. Suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm sút khiến cho lượng tồn kho vẫn ở mức cao. Giá NK không tăng, trong khi các DN Italy đi kiếm tìm các nguồn cung lân cận và giá hợp lý như: Tây Ban Nha, Morocco, Pháp, Tunisia, Mauritania, Senegal…

Theo thống kê của ITC, những tháng đầu năm 2014, Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 9 của Italy, chiếm từ 3,2 - 3,5% tổng giá trị NK của nước này. Từ giữa năm 2013, các DN XK mực, bạch tuộc bắt đầu chú ý hơn đến thị trường Italy sau gần nửa năm thị trường mực, bạch tuộc lớn nhất EU là Tây Ban Nha dường như “đóng băng”. Do đó, cho đến nay, các DN mực, bạch tuộc Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh nổi với 2 thị trường XK lớn là: Tây Ban Nha (chiếm 25%); Morocco chiếm gần 20% tổng giá trị NK của Italy.

Có một điểm đáng chú ý tại thị trường Italy là, từ năm 2013 đến tháng 3/2014, mặt hàng mực chế biến (mã HS 1605) chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu NK mực, bạch tuộc của nước này, khoảng 1,5% tổng giá trị NK. Tuy nhiên, mặt hàng mực đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối (mã HS 030749) chiếm đến 55% và bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm 33% tổng giá trị NK. Đây cũng là 2 nhóm sản phẩm thế mạnh của các DN mực, bạch tuộc Việt Nam.

Hiện nay, các DN XK Việt Nam vừa phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước XK mực, bạch tuộc lớn có cùng chung mức thuế suất vào Italy là 3,7% như: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc… vừa bị “thua thiệt” hơn so với các nguồn cung khổng lồ như: Tây Ban Nha, Pháp, Mexico, Peru do các nước này được hưởng mức thuế 0% vào Italy.

Đây là thị trường có sức hút nhất của EU cho đến thời điểm này đối với nhiều nguồn cung lớn, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ tính toán đến việc cạnh tranh về giá với các đối thủ trên thị trường này thì các DN Việt Nam sẽ khó tăng thị phần tại Italy trong thời gian tới.

Nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh (Octopus spp.) của EU, tháng 1/2014
 
KL (tấn)
Giá NK trung bình (EUR/kg)
2014
2013
2014
2013
Đức
5
63
2,90
5,18
Áo
2
2
3,27
6,73
Bỉ
29
41
3,16
3,80
Bulgaria
0
2
-
3,83
Cyprus
55
100
3,38
2,34
Croatia
28
 
3,00
 
Đan Mạch
0
16
-
4,20
Slovenia
0
13
-
4,73
Tây Ban Nha
2.836
4.532
4,75
4,24
Estonia
0
1
-
3,98
Phần Lan
0
1
-
9,81
Pháp
230
264
3,49
4,06
Hy Lạp
446
331
4,59
4,07
Hungary
0
1
-
5,33
Italy
3.159
3.614
3,99
3,80
Letonia
0
1
-
7,14
Luxembourg
0
8
-
7,10
Malta
3
24
6,97
3,41
Hà Lan
105
42
3,05
3,87
Ba Lan
0
3
-
4,83
Bồ Đào Nha
999
1.346
3,84
3,44
Anh
1
178
2,07
1,10
CH Czech
6
6
8,24
7,11
Romania
0
3
-
5,17
Thụy Điển
0
4
-
10,6
Nguồn: Eurostat

Nguồn: Vasep