Thị trường thủy sản Mỹ: Hấp dẫn nhưng khắc nghiệt

Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng với rất nhiều quốc gia sản xuất thủy sản, bởi nơi đây kinh tế phát triển, dân số đông và thị hiếu ưu chuộng thủy sản. Tuy nhiên, thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rào cản và cạnh tranh khốc liệt.

Mỹ là thị trường hấp dẫn nhất, không chỉ đối với các nhà xuất khẩu thủy sản ở châu Á (trong đó có Việt Nam), mà còn là mục tiêu của nhiều nước thuộc châu lục khác. Đây cũng là quốc gia có ngành thủy sản khá phát triển nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân về chủng loại và chất lượng một số mặt hàng thủy sản; theo đó, vẫn phải nhập khẩu từ nước khác, và Việt Nam cũng là thị trường được chọn trong số đó. 11 tháng đầu năm 2014, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, với giá trị 1,6 tỷ USD, tăng 16,2% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, mặt hàng tôm 990 triệu USD, cá tra 302 triệu USD, cá ngừ 161 triệu USD, nhuyễn thể hai mảnh vỏ 6,45 triệu USD…

Nhìn tổng quát, Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và giàu tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam tuy nhiên đây là thị trường khá khắt khe.

Chính phủ Mỹ cũng có nhiều quy định đôi với sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Ngày càng nhiều rào cản phi thuế quan xuất hiện: Luật hiện đại hóa thực phẩm (loại rào cản SPS, TBT); Luật trang trại (loại rào cản SPS); Điều tra chống bán phá giá có nguy cơ lặp lại; thuế chống trợ cấp... Cùng đó, hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) theo tiêu chuẩn HACCP. Vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái... là những lý do mà Mỹ thường đưa ra để hạn chế nhập khẩu.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ năm 2014 đóng góp 22% giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, tăng trưởng hơn 16%. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ đẩy mạnh xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, năm 2015, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ liệu có khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay hay không, khi mới đây bên cạnh việc áp thuế chống bán phá giá với cá tra, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong một tuyên bố mới nhất đã tiếp tục giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam. Như vậy, áp thuế chống bán phá giá và kiểm soát chặt dư lượng kháng sinh tiếp tục sẽ là những thách thức cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ.

Theo đó, nhiều chuyên gia trong ngành, để tránh các rào cản, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, các cơ quan hữu quan và hiệp hội ngành hàng cần hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp và lập ra đội ngũ kỹ thuật chuyên trách ứng phó các vụ kiện; doanh nghiệp cần chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng, thay đổi thói quen canh tác đảm bảo an toàn, hiện đại, không nên sử dụng các loại hóa chất cấm trong quá trình bảo quản, chế biến, kiểm soát nguồn nguyên liệu trước khi chế biến… Đồng thời, Chính phủ cần tranh thủ cơ hội đàm phán những Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) để các nước khác công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Giá tôm Mỹ giảm

Trong năm qua, thị trường tôm tại Mỹ đã mất khoảng ¼ giá trị. Trong kỳ, đồng USD tăng giá so với hầu hết các tiền tệ khác trên thế giới. Sự gia tăng đồng USD đã làm giảm bớt tác động của việc giá tôm từ các nhà cung cấp chính như Ấn Độ và Inđônêxia liên tục sụt giảm.

Theo báo giá của Urner Barry, trong tháng 2, giá tôm thẻ đạt 4,72 USD/pao. Đây là mức giá trung bình thấp nhất kể từ giữa năm 2013. Giữa tháng 1/2014 và tháng 2/2015, giá giảm trung bình 25%.

Do sản lượng tôm nuôi tăng trên toàn thế giới, nên giá tôm giảm trong phần lớn năm 2014 và nhập khẩu tôm Mỹ đạt sản lượng cao nhất trong lịch sử đạt 1,2 tỉ pao.

Nhập khẩu tăng là do Ấn Độ và Inđônêxia, những nước cùng với Êcuađo đạt mức xuất khẩu đạt kỷ lục sang Mỹ trong năm 2014.

Giá tôm Mêhicô giảm do sản lượng tăng

Giá tôm Mêhicô năm nay đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái do sản lượng thu hoạch tại Mêhicô tăng. Hiện nay, giá tôm đạt khoảng 150 peso (10,8 USD)/kg trong khi giá tôm năm 2014 là khoảng 200 peso.

Năm 2013, Hội chứng Tôm Chết sớm đã tàn phá ngành tôm Mêhicô với khối lượng giảm xuống còn 55.000 tấn so với 120.000 tấn năm 2012.

Kể từ tháng 4 năm 2014, người nuôi tôm ở các bang tây bắc như Sinaloa, Sonora và Nayarit – các khu vực sản xuất chính của Mêhico đã thu hoạch 80% diện tích nuôi khoảng 60.000 hecta.

Giá tôm Ecuador cỡ lớn giảm do nhu cầu thấp

Ở Ecuador, giá tôm đang giảm. Theo nhiều nguồn tin, một số yếu tố chính khiến giá tôm giảm như sản lượng tôm cỡ lớn đạt cao, khách mua Châu Âu vẫn dè dặt chờ tỷ giá đồng đôla Mỹ với đồng euro có lợi trong khi nhiều nhà NK Mỹ vẫn còn lượng lớn hàng dự trữ.

Trong khi giá tôm ở Ecuador giảm, giá tôm tại Indonesia và Thái Lan lại đang có xu hướng tăng do sản lượng tôm nguyên liệu không nhiều. Một số nguồn tin cho biết nhiều công ty chế biến tôm của Thái Lan và Việt Nam đang phải mua tôm nguyên liệu từ Ấn Độ do nguồn tôm nguyên liệu vẫn bị ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) và dịch bệnh khác.

Năm vừa qua, người nuôi tôm tại Thái Lan tiếp tục giải quyết EMS vì vậy sản lượng tôm đạt thấp, buộc họ phải mua thêm tôm nguyên liệu từ Ecuador. Thiếu hụt tôm từ Châu Á cho chế biến tiếp tục mang lại nguồn lợi lớn cho cho ngành tôm Ecuador.

Do sản lượng cao, giá tôm nguyên con HOSO cỡ 30/40 đang giảm kéo theo tôm cỡ 40/50 và một số cỡ nhỏ hơn cũng giảm theo. Giá tôm cỡ 30/40 hiện nay là 8,50 – 8,80 USD/kg. Trước đó, ngày 21/1/2015, tôm cỡ này có giá bán 9 USD/kg.

Tôm cỡ 40/50 HOSO có giá giảm từ 8 USD/kg xuống còn 7,50 – 7,80 USD/kg. Tôm HLSO bán cho thị trường Mỹ cũng giảm giá từ 3,60 USD/pao xuống còn 3,30 USD/pao.

Nhu cầu tiêu thụ tôm cỡ lớn trong dịp Tết của thị trường Trung Quốc không như dự kiến khiến một lượng lớn tôm cỡ lớn của Ecuador tồn lại. Đây là một nguyên dân dẫn tới giá tôm cỡ lớn giảm.

Hiện nay Ecuador trở thành nguồn cung quan trọng cho Châu Á. Tháng 1/2015, Ecuador XK 50,50 triệu pao tôm (23.000 tấn), gần một nửa được XK sang Châu Á (23,5 triệu pao), sang Mỹ: 12,87 triệu pao, sang EU: 11,80 triệu pao và 2,89 triệu pao sang các thị trường khác.

Nhu cầu của Châu Âu vẫn chưa cải thiện nhiều. Khách hàng Châu Âu khá thận trọng trong mua hàng do lo ngại đồng euro mất giá so với đồng đô la Mỹ.

Tại Mỹ, hầu hết khách mua hàng đều còn lượng dự trữ khá lớn, đủ để cung ứng hàng cho tới hết quý 1 năm nay vì vậy cả khách mua, nhà nhập khẩu, hay công ty chế biến cũng đều không muốn nhập tôm vào lúc này.

Khách mua không cần thêm tôm nữa, nhà NK không muốn giảm giá khi chi phí lưu kho cao trong khi nhà chế biến tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất. Thị trường Mỹ hiện khá trầm lắng và chỉ khi mùa lạnh qua đi, khi nhu cầu tiêu thụ tăng lên, và sản xuất trở lại bình thường thì thị trường mới có thể cải thiện.

Giá tôm Indonesia tăng

Trong khi giá tôm tại Ecuador giảm thì tại Indonesia giá tôm lại tăng. Đại diện một công ty chế biến tôm lớn ở Indonesia cho biết giá tôm nguyên liệu cỡ lớn tăng mạnh. Tôm nguyên liệu cỡ 30 – 40 con/kg tăng khoảng 20%. Tôm cỡ 50 con/kg tăng khoảng 12%. Hiện nay nguồn tôm nguyên liệu ở Indonesia không nhiều.

Tại Thái Lan, hiện chưa vào vụ thu hoạch nên sản lượng tôm ở mức thấp khiến nhiều nhà chế biến phải mua tôm từ Ấn Độ.

Theo ước tính của Aquaculture Asia Pacific, Indonesia đã trở thành nước sản xuất tôm lớn thứ 2 trên thế giới.

Sản lượng tôm chân trắng của nước này tăng 31% và đạt 504.000 tấn khiến nước này trở thành nước sản xuất tôm chân trắng lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc với sản lượng đạt 955.000 tấn. Sản lượng tôm chân trắng của Ecuador cũng tăng 19% từ 286.000 tấn năm 2013 lên 340.000 tấn năm 2014.

Sản lượng tôm của Thái Lan tiếp tục giảm do EMS, từ 250.000 tấn năm 2013 xuống còn 220.000 tấn năm 2014. Sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ vẫn giữ mức ổn định với 300.000 tấn trong khi sản lượng tôm sú của nước này chỉ đạt khoảng 45.000 tấn.

Nhiều nước mở rộng sản xuất tôm chân trắng khiến tổng sản lượng tôm chân trắng của thế giới năm 2014 tăng từ 2,7 triệu tấn lên 3,05 triệu tấn. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm sú thu hẹp khiến sản lượng giảm từ 743.000 tấn xuống còn 634.800 tấn.

Indonesia trở thành quốc gia sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn thứ hai trên thế giới

Theo ước tính từ Nuôi trồng thủy sản châu Á – Thái Bình Dương, năm 2014, Indonesia đã trở thành quốc gia nuôi tôm lớn thứ hai trên thế giới. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Indonesia đã tăng 31% lên mức 504.000 tấn, đứng sau Trung Quốc với 955.000 tấn. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Ecuador đã giảm 19% xuống còn 286.000 tấn so với mức 340.000 tấn của năm 2013. Trong năm 2014, Việt Nam cũng ghi nhận mức sản lượng tôm chân trắng tăng, từ 267.615 tấn lên mức 328.000 tấn. Điều này khiến sản lượng tôm sú đã giảm từ 292.844 tấn xuống còn 241.000 tấn. Tình trạng trên cũng diễn ra ở Indonesia với sản lượng tôm sú giảm từ 178.783 tấn xuống còn 126.000 tấn.

Ngành nuôi tôm tại Thái Lan vẫn tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng của Hội chứng tử vong sớm khiến sản lượng tôm nuôi tiếp tục giảm từ 250.000 tấn (2013) xuống còn 220.000 tấn (2014). Ngược lại, Ấn Độ vẫn duy trì được mức sản lượng ổn định trong khoảng 300.000 tấn tôm thẻ chân trắng và 45.000 tấn tôm sú.

Nhìn chung, sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới trong năm 2014 đã tăng từ 2,7 triệu tấn lên 3,05 triệu tấn nhờ việc chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng khiến sản lượng tôm sú trong năm 2014 giảm xuống còn 634.800 tấn so với mức 743.616 tấn của năm 2013.

Năm 2015 thị trường cua thế giới sẽ khởi sắc

NK cua huỳnh đế của Mỹ từ Nga năm 2014 chỉ tăng 19,9% vì NK chững lại trong 2 tháng cuối năm. NK cua huỳnh đế từ các nước tăng 14,7%, NK cua tuyết giảm 12,6% trong năm 2014. NK cua huỳnh đế của Nhật Bản năm 2014 giảm 31% so với năm 2013 trong khi NK cua tuyết tăng 18%.

Năm 2015 sẽ là một năm khởi sắc của hầu hết các nhà kinh doanh cua ghẹ. Tồn kho tất cả các mặt hàng ở mức khá tốt do hạn ngạch tăng, giá nhiên liệu cho các nhà chế biến giảm và giá thị trường đang đạt các mức có lợi cho dịch vụ thực phẩm và bán lẻ.

Giá cua huỳnh đế năm 2014 tiếp tục xu hướng giảm của những năm trước với giá cua huỳnh đế đỏ giảm mạnh nhất.

Giá nhập khẩu cá ngừ tươi vào EU tăng

Giá cá ngừ NK vào Anh đang tăng sau khi lệnh cấm NK các sản phẩm thủy sản của Sri Lanka có hiệu lực gần một tháng nay. Giá tăng do các nhà NK Anh, Pháp (2 thị trường chính ở Châu Âu) chuyển sang các nguồn cung khác. Lệnh cấm chủ yếu ảnh hưởng tới NK cá ngừ vây vàng tươi và ướp lạnh với tổng giá trị NK đạt 74 triệu EUR.

Các nhà NK khác sẽ có thể tiếp tục NK từ chuỗi nguồn cung hiện có ngoài Sri Lanka trong ngắn và trung hạn.

Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ tăng 4,87%

Trong giai đoạn từ tháng 15/4/2014 đến tháng 15/1/2015, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ tăng 4,87% đạt 875.791 tấn.

Theo một báo cáo của Cơ quan Phát triển xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đưa ra tại Hội nghị Aqua Aquaria 2015, khối lượng xuất khẩu trong kỳ đạt 835.125 tấn, trị giá 4,72 tỉ USD, tăng 11,84% đạt so với 4,22 tỉ USD của cùng kỳ, do khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm chân trắng tăng.

Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo khi tăng 17,43% đạt 300.147 tấn so với 255.603 tấn xuất khẩu trong kỳ năm ngoái. Khoảng 85% tôm chân trắng xuất khẩu của Ấn Độ là từ bang Andhra Pradesh.

Xuất khẩu mực đông lạnh cũng tăng trưởng mạnh 19,67% đạt 69.966 tấn so với 58.465 tấn trong cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu cá đông lạnh lại giảm 3,2% đạt 268.922 tấn khi so với 277.824 tấn của cùng kỳ.

Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm 26,42%, tiếp theo là Đông Nam Á với 25,69%, , châu Âu với 20,77%, Nhật Bản với 8,97%, các nước khác là 8,52%, Trung Đông 5,8% và Trung Quốc 3,84%. Xuất khẩu sang Mỹ tăng khoảng 10,64% và là thị trường lớn nhất của tôm nuôi Ấn Độ với 42,09%.

Thị phần tôm chân trắng xuất sang các nước Đông Nam Á là khoảng 16,48% và Liên minh châu Âu là 18,11%.

Hòa Phạm

Nguồn: Vinanet Tổng hợp