SACM yêu cầu các công ty than thuộc quyền sở hữu của nhà nước phải “áp dụng những biện pháp hữu hiệu” để tăng sản lượng than, trong khi tăng cường quản lý để đảm bảo an toàn. Sau trận động đất ngày 12/5/2008, các mỏ than cần phải phấn đấu hoạt động trở lại một cách sớm nhất với một kế hoạch kiểm soát an toàn được chuẩn bị kỹ. Để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định cho Thế vận hội Olympic 2008 và tái thiết sau trận động đất ở Tứ Xuyên, các tập đoàn sản xuất điện lớn của Trung Quốc như China Huadian Corp, China Guadian Corp và China Power Investment Corp. đã được yêu cầu đảm bảo đầy đủ điện “bất chấp chi phí” như thế nào.
Nhằm giảm bớt chi phí mua than và thiệt hại cho những nhà máy sản xuất điện đang dự chủ yếu vào than, ba tỉnh sản xuất than lớn nhất của Trung Quốc là Sơn Đông, Thiểm Tây và Hồ Nam đã can thiệp để bình ổn giá than.
Bên cạnh đó, năm 2007 Trung Quốc đã không tăng giá điện để kiềm chế lạm phát, trong khi giá than lại do thị trường quyết định. Trung Quốc luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện kinh niên, nhất là vào mùa cao điểm. Năm nay, các lưới điện đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn hơn nữa khi nhiều cơ sở truyền tải điện bị hư hại do trận bão tuyết mùa đông và trận động đất ở Tứ Xuyên gây ra.
Trước năm 1999 , Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất than với tổng sản lượng trên 1 tỷ tấn/năm, trong đó than xuất khẩu đạt khoảng 35 triệu tấn/năm. Nhưng trong năm l999 chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 3l0.000 mỏ than, tổng sản lượng than chỉ đạt l.050 triệu tấn, giảm 200 triệu tấn so với năm 1998. Những mỏ than nhỏ không nằm gần các mỏ lớn thuộc sở hữu nhà nước sẽ bị đóng cửa hoàn toàn. Nhu cầu than ở các ngành sản xuất xi măng, phân bón, luyện kim vẫn giữ ở mức thấp, nhưng xuất khẩu than đã tăng hơn 15 %.
Nền tảng của ngành khai thác than khổng lồ ở Trung Quốc là những mỏ than đã được thăm dò với tổng trữ lượng khoảng 1.000 tỉ tấn. Nhìn chung, miền Tây và miền Bắc Trung Quốc có nhíều mỏ than, còn miền Đông và miền Nam tương đối ít than.
Hiện nay, hơn 600 mỏ than lớn trực thuộc chính phủ trung ương và khoảng 1.800 mỏ than quy mô trung bình thuộc các tỉnh đang được khai thác ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có nhiều mỏ than nhỏ do các thành phố, thị xã quản lý, nhưng trong thời gian qua rất nhiều mỏ kiểu này đã phải đóng cửa do tình trạng cung vượt cầu. Than chiếm 75 % các nguồn năng lượng sơ cấp được sản xuất và tiêu thụ ở Trung Quốc, đồng thời chiếm 80% dự trữ năng lượng đã được thăm dò trong nước. Than cũng chiếm 60% nguyên liệu được sử dụng trong công nghiệp hóa chất Trung Quốc.
Trong hai thập niên qua ngành khai thác than Trung Quốc đã được hiện đại hóa nhiều, nhưng vẫn còn thua kém ngành khai thác than ở các nước phát triển, nhất là về những mặt như hiệu quả khai thác, chất lượng thiết bị, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, hiệu quả sử dụng tài nguyên và hiệu quả kinh tế. Phần lớn các mỏ than lớn trực thuộc trung ương đang được cơ cấu lại nhằm mục đích cái thiện năng suất lao động, cải thiện tình hình an toàn lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên nhờ áp dụng các kỹ thuật và thiết bị hiện đại.
(DDDN)

Nguồn: Internet