Đây là nội dung trong văn bản của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) trả lời các đề nghị của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) về thủ tục, điều kiện cho các nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam.

 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trả lời như trên vì căn cứ vào hai quy định.

Thứ nhất, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định 20 loại thị thực khác nhau, để cấp cho người nước ngoài phù hợp với mục đích nhập cảnh của họ, với nhiều thời hạn khác nhau (từ tối đa 30 ngày đến tối đa 5 năm).

Thứ hai, theo Luật Nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật thì được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 7-2015, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã gửi văn bản đề xuất Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng thống nhất cấp visa với thời hạn dài, có thể từ 1 - 3 năm, được xuất nhập cảnh nhiều lần để tạo điều kiện cho cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam.

Vào tháng trước, trao đổi với các doanh nghiệp và cá nhân người nước ngoài tại một hội thảo về Luật Nhà ở 2014 tại TPHCM, một đại diện Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng khẳng định, theo quy định của luật này, người nước ngoài chỉ cần nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam kèm bản cam kết không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao là có thể mua nhà.

Người nước ngoài nhập cảnh một ngày cũng được mua nhà, không phụ thuộc vào thời hạn được cấp visa tại Việt Nam, vị đại diện cục này cho biết.

HoREA cũng đề nghị cho phép hai ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội và TPHCM có được quyền xác nhận nguồn gốc Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài, để họ được mua và sở hữu nhà như người trong nước.

Song, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, theo các quy định hiện hành, việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam được còn được thực hiện bởi các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc do chính ủy ban này hay các sở Tư pháp mà đương sự cư trú cấp.


Do đó, tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, việc nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam do sở Tư pháp xử lý nên việc bổ sung hai ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội và TPHCM theo đề xuất của HoREA là không cần thiết.


Theo Mạnh Hùng
TBKTSG

Nguồn: TBKTSG