Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.632

Trừ lùi: -120

Đắk Lăk

37.300

+500

Lâm Đồng

36.600

+500

Gia Lai

37.200

+500

Đắk Nông

37.100

+500

Hồ tiêu

54.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.295

-15

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước tiếp tục leo thang theo thị trường cà phê thế giới. Cụ thể, giá thấp nhất chốt tại 36.600 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 37.300 đồng/kg tại Đắk Lăk.

 

Thương mại cà phê tại thị trường Đông Nam Á cho thấy nguồn cung cà phê Việt Nam còn không đáng kể do đã xuất khẩu mạnh ngay từ đầu năm. Trong khi nguồn cung cà phê Indonesia cũng đưa ra nhỏ giọt do giá tham chiếu quốc tế được cho là “quá thấp” làm nông dân thua lỗ, buộc họ phải yêu cầu mức chênh lệch cao mới có được hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan ngại thị trường sẽ tiêu cực trở lại khi Việt Nam vào thu hoạch vụ mùa mới hiện đang đối diện. Nông dân sẽ khởi đầu vụ thu hoạch mới ngay trong cuối tháng này ở một số vùng cà phê chín sớm.

 

Những biến động của thị trường thế giới tác động vào thị trường trong nước là điều không thể tránh khỏi. Ông Trần Văn Hùng - cán bộ quản lý dự án thương mại công bằng tại Việt Nam cho hay, là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới nhưng hiện tại, giá cà phê của Việt Nam lại chưa có tiếng nói quyết định. Cà phê robusta của Việt Nam hầu hết phải dự đoán dao động từ các thị trường London để đưa ra giá. Đây là một trong những vấn đề đang rất trăn trở của chính ngành cà phê.

 

Do đó, để có được giá cà phê ổn định ra thị trường thế giới cũng như đảm bảo được đời sống người nông dân thì bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cho cà phê, việc tham gia vào các chứng nhận quốc tế như: Thương mại công bằng hay các chứng nhận bền vững khác là hết sức quan trọng.

 

Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn) - ông Đào Đức Huấn cho rằng: Đứng trước yêu cầu và đòi hỏi của thị trường, cần phải phát huy lợi thế và xác định chiến lược phù hợp với cách tiếp cận dài hơi hơn để cà phê Việt giữ vững và khẳng định vị trí. Trong đó, xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao là một giải pháp quan trọng, là cơ sở để thúc đẩy hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Việt trong thời gian tới.