Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.635

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

37.400

+100

Lâm Đồng

36.700

+100

Gia Lai

37.300

+100

Đắk Nông

37.200

+100

Hồ tiêu

54.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.295

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà tăng của thị trường robusta thế giới. Cụ thể, giá thấp nhất chốt tại 36.700 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 37.400 đồng/kg tại Đắk Lăk.

 

Sau kỳ nghỉ Lễ Mừng Đức Mẹ Aparecida, bổn mạng của quốc gia Công giáo lớn nhất thế giới, thị trường cà phê Brazil đã tăng tốc ngay từ đầu phiên tuy rằng họ bán ra hết sức nhỏ giọt với kỳ vọng giá cà phê sẽ hồi phục thêm nữa. Đồng real tiếp tục đà hồi phục, kỳ vọng vào ứng viên tổng thống mới đã giúp cà phê tăng giá liên tiếp. Tuy nhiên, giá cà phê được hưởng lợi còn do sự dịch chuyển dòng vốn của các đầu cơ và quỹ trên các thị trường phái sinh và cà phê luôn được đánh giá là thị trường sôi động bậc nhất nhờ có tính thanh khoản cao.

 

Theo thông tin từ Cục xuất nhập khẩu, trong 10 ngày đầu tháng 10, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới. Nếu thời tiết thuận lợi thì khoảng một tháng nữa Việt Nam sẽ bước vào vụ thu hoạch niên vụ 2018/19, khi đó nguồn cung sẽ tăng.

 

Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) Colombia báo cáo sản lượng cà phê tháng 9, chủ yếu là cà phê arabica chế biến ướt, chỉ đạt 1,05 triệu bao, giảm 14,49% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, sản lượng toàn niên vụ cà phê 2017/18 chỉ đạt tổng cộng 13,99 triệu bao, giảm 4,40% so với niên vụ cà phê 2016/2017 trước đó. FNC cũng báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 9 đạt 1,104 triệu bao, giảm 2,81% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, xuất khẩu toàn niên vụ cà phê 2017/18 đạt tổng cộng 12,956 triệu bao, giảm 3,91% so với xuất khẩu của niên vụ cà phê trước đó.

 

Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé), đã lưu ý xuất khẩu cà phê tháng 9 tuy tăng 27% so với cùng kỳ năm trước lên đạt 2,73 triệu bao nhưng có thể xuất khẩu nhiều hơn nữa nếu không xảy ra tình trạng thiếu container vận chuyển và điều này khiến cho hàng cà phê giao theo hợp đồng tháng 9 bị trì trễ.

 

Trong khi đó, Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Ấn Độ cho rằng họ không thể duy trì thị phần của mình do xuất khẩu niên vụ cà phê 2018/19 có khả năng thiếu hụt tới 30%, sau những trận mưa lũ tàn phá các bang trồng cà phê chính ở phía tây nam Ấn Độ hồi giữa tháng 8.