Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.700

Trừ lùi: -1

Đắk Lăk

37.700

-100

Lâm Đồng

37.100

0

Gia Lai

37.600

-100

Đắk Nông

37.500

-100

Hồ tiêu

54.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.295

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước riêng tỉnh Lâm Đồng không đổi, còn lại giảm nhẹ theo diễn biến của thị trường cà phê thế giới.

 

Theo Reuters, các nhà xuất khẩu Brazil đã xuất 2,73 triệu bao (loại 60 kg) cà phê ra thế giới trong tháng 9, tăng 27% so với cùng kì năm trước. Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica chiếm hầu hết tổng khối lượng xuất khẩu với 2,44 triệu bao, tăng 14,9% so với tháng 9/2017.

 

Xuất khẩu cà phê robusta đạt 291.665 bao, tăng 1.000% so với một năm trước đó, vì sản lượng tại Brazil phục hồi mạnh từ vụ thu hoạch cà phê robusta không tốt trong năm 2016 và 2017.

 

Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỉ đô la Mỹ, cà phê là một trong vài mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tuy giá trị xuất khẩu cà phê được giữ vững, nhưng đánh giá cả niên vụ 2017/18 chấm dứt vào ngày 30/9/2018 vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng đây lại là một năm “được mùa mất giá”.

 

Tổng giá trị xuất khẩu hầu như không giảm, nhưng khối lượng xuất khẩu cà phê trong niên vụ vừa qua tăng rất mạnh. Tổng cục Thống kê ước lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2017/18 của Việt Nam đạt trên 1,8 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với vụ trước đó.

 

Theo commodityonline, con số thống kê chính thức mới nhất của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) cho thấy khối lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 11 tháng đầu niên vụ cũ (tháng 10/2017 đến tháng 8/2018) tăng 1,6%, đạt 112,52 triệu bao (loại 60kg) so với 110,77 triệu bao cùng kỳ năm 2017.

 

Trước thông tin cho rằng áp lực thị trường từ phía cung đang rất mạnh, khi mà Brazil năm nay đạt đến gần 60 triệu bao theo con số dự báo chính thức của Bộ Nông nghiệp nước này và Việt Nam có thể đạt 30 triệu bao, đã thúc đẩy thị trường nghiêng về phía nôn nóng bán ra, trong khi phía mua vào dè dặt, với tâm lý là chờ đợi.