Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá 420 – 430 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 432-440 USD/tấn một tuần trước đây (-10 – 12 USD/tấn)
Nhu cầu yếu từ nước ngoài và đồng baht giảm đã khiến các thương gia phải giảm giá bán gạo để hấp dẫn khách hàng.
“Giá gạo Thái giảm do đồng baht giảm giá”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Hàng ngàn người nhập cư di dời khỏi Thái Lan kể từ 23/6 sau khi Chính phủ nước này ban hành các quy chế lao động mới cũng đã ảnh hưởng tới ngành gạo Thái Lan vì gây thiếu lao động.
Hơn một nửa lao động trong ngành gạo Thái Lan là người dân di cư từ nước láng giềng Campuchia sang và 3/4 số đó hiện đã về nước, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse cho biết. “Các nhà kho và bến cảng đang thiếu lao động trầm trọng, nên việc bốc dỡ hàng hóa cũng bị trì hoãn. Các doanh nghiệp xuất khẩu theo đó cũng mất niềm tin vào khả năng giao hàng đúng hẹn với bạn hàng,” một thương lái gạo cho biết. Mặc dù chính phủ Thái Lan đã tạm thời ngừng thi hành một số điều khoản trong luật lao động mới nhưng nhiều lao động nước ngoài vẫn chưa quay trở lại.
“Kết quả là, các doanh nghiệp Thái Lan cũng e ngại ký kết hợp đồng mới vì thiếu lao động. Thậm chí có khả năng nhiều bạn hàng quốc tế sẽ xem xét lại quyết định mua gạo Thái Lan vì bất ổn,” ông Chookiat nói. Theo ông, thiếu hụt lao động thậm chí có thể đẩy giá sản xuất trong vụ lúa trái mùa của Thái Lan, bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 9, lên cao.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan trong sáu tháng cuối năm 2017 có thể không đạt mục tiêu đề ra, do tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng tại các cảng biển.
Truyền thông Thái Lan ngày 6/7 dẫn lời Chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chukiat Opaswong nói rằng xuất khẩu gạo của nước này trong sáu tháng cuối năm 2017 có thể không đạt mục tiêu đề ra, do tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng tại các cảng biển sau khi luật quản lý lao động nước ngoài mới vừa được ban hành.
Ông Chukiat nói: “Xuất khẩu gạo đang có nhiều tiến triển thì đột ngột xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động, khiến việc giao hàng bị đình hoãn”.
Theo quan chức này, số công nhân bốc vác tại các cảng biển của Thái Lan đã giảm từ 30-40% sau khi luật lao động mới được ban hành. Trước kia, thường chỉ mất 7-10 ngày để chất đầy hàng lên các tàu biển thì hiện nay ước tính phải mất đến một tháng do thiếu công nhân.
Mỗi tháng các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan phải xuất được 900.000 tấn gạo để có thể đạt được mục tiêu đề ra là 10 triệu tấn gạo trong năm 2017. Do chậm trễ giao hàng vì thiếu nhân công, mỗi tháng nước này chỉ có thể xuất khẩu từ 700.000-800.000 tấn gạo.
Ngoài ra, ông Chukiat cũng cảnh báo rằng việc đồng baht mạnh lên cũng như sự biến động của đồng tiền này cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Thái Lan, khiến giá gạo của nước này bị đẩy lên cao, đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, như Việt Nam.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá cũng giảm xuống 405-410 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 410-415 USD/tấn một tuần trước đây (-5 USD/tấn). Thị trường cũng lo ngại về chất lượng và sản lượng gạo trong giai đoạn thu hoạch vì sản lượng và chất lượng của vụ lúa hiện tại đều không tốt như mọi năm do thời tiết mưa nhiều,” Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết. Vụ thu hoạch lúa mới ở ĐBSCL sẽ thu hoạch kể từ cuối tháng 6.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm giảm 2 USD/tấn xuống 419 – 422 USD/tấn vì nhu cầu nhập khẩu từ các nước châu Phi giảm.
“Nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Phi chậm lại do giá cao. Họ tạm hoãn mua mua bởi hy vọng giá sẽ giảm trở lại,” Reuters dẫn lời đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh thuộc miền nam Ấn Độ cho biết. Ông này cho biết thêm: “Kể cả Bangladesh cũng giảm mua gạo của Ấn Độ.”
Chính phủ Ấn Độ nâng giá thu mua tối thiểu đối với giá lúa thường thêm 5,4% lên 1.550 rupee 24,03 USD/100 kg kể từ ngày 1/7. Trước đó, vào cuối tháng 5, chính phủ cũng quyết định giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa.
Tuy nhiên, Bangladesh cho biết vẫn sẽ đẩy mạnh nhập khẩu vì dự trữ gạo quốc gia sắp cạn kiệt và giá gạo nội địa lên kỷ lục sau đợt lũ lụt gần đây.
Một phái đoàn Bangladesh hiện đang ở Thái Lan để hoàn tất hợp đồng nhập khẩu gạo liên chính phủ. “Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác là phải xúc tiến ngay việc nhập khẩu gạo. Chúng tôi đã không đạt mục tiêu thu mua lúa gạo trong nước. Chúng tôi sẽ mua gạo theo hợp đồng liên chính phủ dù giá có thể đắt hơn vì nhập khẩu thông qua các phiên đấu thầu sẽ mất nhiều thời gian,” một quan chức của bộ lương thực Bangladesh cho biết.
Bangladesh đang mua 200.000 tấn gạo trắng của Việt Nam với giá 430 USD/tấn và 50.000 tấn gạo đồ với giá 470 USD/tấn thông qua các hợp đồng liên chính phủ.
Ngoài ra, Bangladesh cũng đang đàm phán với Ấn Độ về việc mua gạo của nước láng giềng này sau khi Chính phủ giảm thuế nhập khẩu hồi tháng trước.
Trong khi đó, cơ quan lương thực Philippines ngày 6/7 cũng mở phiên đấu thầu quốc tế mới để nhập khẩu thêm 250.000 tấn gạo trắng hạt dài loại 25% tấm, mục tiêu mua của cả 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và Pakistan, trong bối cảnh dự trữ của Chính phủ còn rất ít.
Những thông tin liên quan:
Ấn Độ: Các nhà xuất khẩu lo ngại về quy định của EU về dư lượng hóa chất
Xuất khẩu gạo Basmati của Ấn Độ sang Liên minh châu Âu có thể sẽ bị đình trệ do các quy định mới về dư lượng hoá chất, Hiệp hội Xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết.
Nông dân Ấn Độ vẫn sử dụng thuốc có tên Tricyclazole developed by Dow Agri Sciences để ngăn ngừa các bệnh về lá ở các giống lúa Basmati. EU cho tới nay vẫn cho phép dư lượng tối đa với hóa chất này ở mức 1 ppm (phần triệu), nhưng theo quy định mới thì giới hạn sẽ chỉ còn là 0,01 ppm, áp dụng từ ngày 1/1/2018.
Philippines: Mở thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo
Cơ quan thu mua ngũ cốc quốc gia Philippines ngày 6/7 cho biết sẽ mở thầu quốc tế để mua 250.000 gạo trắng hạt dài loại 25% tấm trong bối cảnh lượng dự trữ của chính phủ đang rất thấp. Các nhà xuất khẩu có thể bỏ thầu trước ngày 25/7. Toàn bộ số gạo mua lần nay sẽ được giao trong khoảng tháng 8 đến tháng 9.
Thái Lan: Lên phương án bình ổn giá gạo trong mùa thu hoạch
Đợt thu hoạch đầu tiên của vụ mùa năm 2017 ở Thái Lan dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8 tới. Bộ Thương mại Thái Lan hiện đang triển khai việc giám sát thu hoạch, khảo sát để đánh giá nhu cầu trợ giá.Bộ đang tìm phương án bình ổn giá gạo trước thời điểm vụ mùa vào quý III với nguồn cung dự kiến 24-26 triệu tấn gạo được đưa vào thị trường, có khả năng khiến giá gạo giảm. Đề xuất và kế hoạch cụ thể của bộ sẽ được trình lên Ủy ban Quản lý và Chính sách gạo Quốc gia Thái Lan xem xét và thông qua.
Chính phủ Thái Lan đang xem xét áp dụng chương trình cho vay ưu đãi lãi suất đối với lãi suất 3% đối với cơ sở xay xát và thương lái địa phương nhằm khuyến khích tăng dự trữ trong thời gian chờ thu hoạch, hạn chế khối lượng gạo mới được đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, bộ này cũng khẳng định sẽ không mua gạo với giá cao hơn giá thị trường, không thực hiện mua dự trữ trong kho quốc gia để tránh tăng chi phí lưu kho, và tạo áp lực lên giá.
Các bên liên quan cũng cho rằng việc thực hiện chương trình cho vay tại thời điểm hiện tại là phù hợp, không đè nặng thêm áp lực về kinh phí cho chính phủ hoặc tăng dự trữ gạo trong kho quốc gia khiến áp lực về giá càng tăng cao như trước đây.

Báo cáo của Bộ Thương mại và Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu nước này trong năm 2017 có thể giảm 4%, xuống 9,5 triệu tấn so với 9,88 triệu tấn năm 2016. Một phần lý do là bởi cạnh tranh từ gạo Việt Nam. Phòng Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán trong năm 2017, sản lượng gạo toàn cầu tăng 1,6%, lên 480 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng 1,5%, lên 477,8 triệu tấn.

Tiêu thụ nội địa của Thái Lan trong năm 2017 dự báo khoảng 26,4 triệu tấn, trong khi cung ứng 29,5 triệu tấn.
Thái Lan: Thông qua chương trình bảo hiểm gạo trị giá 2 tỷ baht
Từ ngày 3/7, Thái Lan đã bắt đầu triển khai chương trình bảo hiểm gạo trị giá 2 tỷ baht cho vụ mùa đầu tiên của năm 2017 sau khi nội các nước này thông qua chương trình trên hôm 27/6 vừa qua. Chương trình này sẽ do Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp chịu trách nhiệm. Diện tích áp dụng của chương trình dự kiến 25-30 triệu rai và sẽ bao gồm chi phí bảo hiểm lũ lụt, hạn hán, bão, lạnh, mưa đá và hỏa hoạn.
Người nông dân sẽ được nhận mức đền bù 1.260 baht/rai, tăng so với mức 1.111 baht/rai của năm 2016 trong trường hợp vụ mùa thiệt hại, ảnh hưởng bởi thiên tai, và 630 baht/rai trong trường hợp bị sâu bệnh phá hại, tăng so với mức 555 baht/rai của năm ngoái.
Năm nay, mức phí bảo hiểm dự kiến ở mức 97,37 baht/rai, giảm so với mức 107,427 baht/rai của năm 2016 đối với diện tích ít hơn 25 triệu rai và 108,07 baht/rai đối với diện tích nhiều hơn 25 triệu rai. Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ chi trả 61,37 baht/rai để đền bù chi phí năm nay.
Thời hạn bảo hiểm dự kiến diễn ra từ tháng 6/2017 đến ngày 31/8 đối với người nông dân sinh sống tại nhiều tỉnh thành trong nước, trừ các tình miền Nam, nơi áp dụng đến ngày 15/12.
Theo dữ liệu từ Cục Kinh tế Nông nghiệp, tổng diện tích trồng lúa trên toàn Thái Lan hiện ở mức 58,7 triệu rai. Bộ Tài chính Thái Lan hiện cũng đang xem xét khả năng mở rộng chương trình để bao gồm thêm mặt hàng gạo và ngô trong vụ mùa phụ.
Thái Lan: Luật lao động mới ảnh hưởng tới ngành lúa gạo
Mỗi tháng các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan phải xuất được 900.000 tấn gạo để có thể đạt được mục tiêu đề ra là 10 triệu tấn gạo trong năm 2017. Do chậm trễ giao hàng vì thiếu nhân công, mỗi tháng nước này chỉ có thể xuất khẩu từ 700.000-800.000 tấn gạo.
Truyền thông Thái Lan ngày 6/7 dẫn lời Chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chukiat Opaswong nói rằng xuất khẩu gạo của nước này trong sáu tháng cuối năm 2017 có thể không đạt mục tiêu đề ra, do tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng tại các cảng biển sau khi luật quản lý lao động nước ngoài mới vừa được ban hành. “Xuất khẩu gạo đang có nhiều tiến triển thì đột ngột xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động, khiến việc giao hàng bị đình hoãn”.
Ngoài ra, ông Chukiat cũng cảnh báo rằng việc đồng baht mạnh lên cũng như sự biến động của đồng tiền này cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Thái Lan, khiến giá gạo của nước này bị đẩy lên cao, đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, như Việt Nam.
Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết hiện Thái Lan đang sử dụng hơn 3 triệu lao động nhập cư. Tuy nhiên, trong thời gian từ ngày 23/6-28/6, khoảng 60.000 lao động nước ngoài đã rời khỏi Thái Lan và consố này không ngừng tăng lên.
Hàng chục nghìn lao động nhập cư, chủ yếu là người Myanmar, đã rời Thái Lan khi Luật Lao động nhập cư mới có hiệu lực từ ngày 23/6. Suchart Chantaranakaracha, Phó Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Thái Lan (FTI), cho hay quy định thắt chặt lao động mới sẽ tác động mạnh đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp và lĩnh vực bán lẻ quy mô nhỏ, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động giá rẻ.
Trước tình hình "chảy máu" nguồn nhân lựcnói trên, ngày 1/7 Chính phủ Thái Lan đã quyết định hoãn thực thi nhiều quy định trong Luật Lao động nhập cư mới trong vòng 120 ngày, trong đó có mức phạt lên tới 800.000 baht (23.557 USD) đối với lao động nước ngoài không có giấy tờ tùy thân cũng như giấy phép lao động, qua đó tạo điều kiện cho chủ lao động và người lao động có thể tìm các giải pháp thích hợp đảm bảo việc làm.
Việt Nam: Hạn hán de dọa hơn 12.000ha lúa vụ Hè Thu thiếu nước
Theo thông tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ trung tuần tháng 7 sẽ xảy ra hiện tượng El Nino nên hạn hán có nguy cơ xảy ra trên diện rộng.
Nhật Bản: Tăng trợ cấp cho nông dân sau FTA với EU
Bộ trưởng Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản Yuji Yamamoto ngày 7/7 cho biết chính phủ nước này sẽ tăng cường hỗ trợ ngành nông nghiệp, bơ sữa, chăn nuôi và lâm nghiệp.
Ngành nông nghiệp, bơ sữa, chăn nuôi và lâm nghiệp là những ngành được cho là có thể bị tác động bởi Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản-Liên minh châu Âu (EU) mà hai bên đạt được ngày 6/7 vừa qua.
Nguồn: VITIC/Reuters, TTXVN

Nguồn: Vinanet