Duy nhất chỉ có tiêu Chư Sê ở Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg đạt 54.000 đ/kg.
Ghi nhận tại các vùng nguyên liệu như Đăk Lăk, Đăk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai giá tiêu được các doanh nghiệp và thương lái thu mua ở quanh mức 53.000 – 55.000 đồng/kg.
Diễn biến giá tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 27/3
ĐVT: đồng/kg

 

Trên thị trường thế giới giá tiêu ngày hôm nay xu hướng tăng. Lúc 09:53:34 theo giờ Việt Nam giá tiêu trên sàn Kochi - Ấn Độ tăng 345 – 350 Rupee (tức tăng 0,84-0,85%) đạt quanh mức 40.545 – 41.285 Rupee/tạ.

Hiện giá nhập khẩu tối thiểu đối với hồ tiêu tại Ấn Độ đang khiến giới xuất khẩu và người nông dân đặt câu hỏi về tính hữu hiệu của biện pháp, được cho là nhằm ngăn chặn sự sụt giảm của giá tiêu nội địa.

Giá hạt tiêu tại Ấn Độ đã giảm trong suốt 3 năm qua. Cụ thể, giá tiêu từ khoảng 600 rupee/kg trong giai đoạn 2015 – 2016, mức giá trung bình trên thị trường, giảm xuống còn 500 rupee trong năm 2017, và hiện xuống khoảng 400 rupee. Những người trồng tiêu xứng đáng nhận được mức thưởng xứng đáng. Tuy nhiên, điều này không thể được đảm bảo bằng việc sử dụng những chiến lược tiêu cực như áp dụng MIP, mà phải là những hành động quả quyết để hỗ chợ giá. Phương pháp logic để hỗ trợ người trồng tiêu nên tiến hành thu mua nguyên liệu. Đây là vấn đề mà chính quyền các bang, như Kerala và Karnataka, cần tham gia vào hỗ trợ người nông dân bằng cách bắt đầu thu mua hồ tiêu thông qua các đại lý của mình.

Thường xuyên thay đổi chính sách ngoại thương và thuế quan gây ra ảnh hưởng đáng lo ngại đối với thương mại. Bộ Thương mại Ấn Độ cần phải bám vào và đi theo một chính sách nhất quán, minh bạch và dài hạn.

Nếu hồ tiêu là đối tượng của MIP, thì hành là mục tiêu của giá xuất khẩu tối thiểu (MEP). MIP và MEP là những biện pháp ngăng chặn lỗi thời cần phải được loại bỏ. Nguyên nhân là vì trong những biện pháp hạn chế giá như vậy, luôn tồn tội các rủi ro về thao túng hóa đơn, phá hoại mục tiêu đặt ra. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng thuế quan để điều tiết hoạt động xuất – nhập khẩu, thay vì hạn chế giá cả.

Ngoài ra, MIP và MEP không phải là những công cụ thích hợp để sử dụng cho mục đích điều tiết giá nội địa.

Nguồn: VITIC/Kinh tế và tiêu dùng

Nguồn: Vinanet