Tại miền Bắc giá tăng nhẹ
Giá lợn hơi hôm nay tăng nhẹ so với hôm qua; cụ thể, tại Hà Nam, Yên Bái tăng 1.000 đồng/kg lên mức 61.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg; trong khi đó, tại Phú Thọ giảm 1.000 đồng/kg xuống 65.000 đồng/kg; các địa phương còn lại không thay đổi: Hưng Yên 67.000 đồng/kg, Thái Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định 64.000 - 66.000 đồng/kg; Hà Nội 62.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động 61.000 - 67.000 đồng/kg.
Tại miền Trung - Tây Nguyên tăng
Giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên tăng so với hôm qua; cụ thể, tại Bình Định tăng 2.000 đồng/kg lên 72.000 đồng/kg; Bình Thuận tăng 1.000 đồng/kg lên 71.000 đồng/kg; các địa phương như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận ổn định ở mức 72.000 đồng/kg, tại Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Lâm Đồng 70.000 - 71.000 đồng/kg; tại tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa ở mức 64.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao 64.000 - 72.000 đồng/kg.
Tại miền Nam giá ổn định
Tại miền Nam, giá lợn hơi hôm nay tiếp tục ổn định so với hôm qua; cụ thể, tại Cần Thơ, Long An ở mức cao 76.000 đồng/kg và 77.000 đồng/kg; tại Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Bình Dương, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang ở mức 72.000 - 73.000 đồng/kg; tại Đồng Nai, Sóc Trăng, Vũng Tàu 70.000 - 71.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam trong khoảng 70.000 - 77.000 đồng/kg.
Ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung đối với thị trường thịt lợn
Theo tin từ nhachannuoi.vn, các chuyên gia và cơ quan quản lí cho rằng, giá lợn hơi sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình mưa lũ khu vực miền Trung, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều.
Tình hình mưa lũ vừa qua khiến 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Riêng đối với lĩnh vực chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng, Cục Chăn nuôi cho biết, theo thống kê sơ bộ 4 tỉnh này thiệt hại khoảng 700.000 con gia súc, gia cầm; riêng đàn lợn thiệt hại 50.000 con. Theo nhận định giá lợn hơi trong thời gian tới có thể bị ảnh hưởng nhưng chưa được đánh giá cụ thể.
Ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng Thư kí Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định mức độ ảnh hưởng không nhiều bởi mức độ chăn nuôi ở các tỉnh miền Trung không lớn. Số lượng thiệt hại 50.000 con có thể bao gồm cả lợn choai, lợn giống, lợn thịt. Nhưng giả sử toàn bộ 50.000 con đó là lợn thịt, xét về tổng thể nguồn cung của cả nước, cũng không ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh tương đối an toàn cộng với lợn hơi được giá đã thu hút các công ty lớn tái đàn. Thời điểm này là lúc nguồn cung của đợt tái đàn đầu năm “bung” ra đáng kể. Do đó, lượng thất thoát 50.000 con không đáng ngại.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến cuối tháng 9, tổng đàn lợn cả nước khoảng 25,5 triệu con, tương đương 82% so với trước dịch tả lợn Châu Phi. Đàn lợn đến cuối tháng 9 ước tăng 3,6% so với cùng kì, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt khoảng 2,5 triệu tấn, bằng 96,8% cùng kì. Như vậy lượng lợn bị thiệt hại chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng đàn của cả nước.
Ông Nguyễn Văn Hưng Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam phụ trách miền Trung cho biết nhiều khu vực có địa hình cao nên đàn lợn vẫn được duy trì. Riêng Quảng Bình chỉ thiệt hại 70 con lợn. Do đó, đợt mưa lũ vừa qua sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá lợn hơi.
Thông tin từ voh.vn, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, lượng lợn bị thất thoát trong lũ không đáng kể so với tổng sản lượng của cả nước, nhưng tình hình mưa bão vẫn tiếp tục hoành hành nên có thể trong thời gian tới, giá lợn hơi trong khu vực sẽ tăng. Sau mưa lũ, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi cũng dễ bùng phát. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn có công văn 7285 chỉ đạo các địa phương tập trung kiểm soát dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan diện rộng.
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đang dự thảo về chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040. Theo đó, đặt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Đến năm 2030 sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Nguồn: VITIC