Trong báo cáo triển vọng nông sản hàng năm, Tổ chức nông lương liên hợp quốc và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho biết, tiêu thụ lương thực sẽ bị hạn chế bởi tăng trưởng kinh tế khiêm tốn, dân số tăng chậm hơn và xu hướng hộ gia đình chủ yếu chi tiêu cho những mặt hàng phi thực phẩm, bao gồm ở các nước đang phát triển.

Dự báo 10 năm củng cố quan điểm cho rằng, hàng hóa nông sản đang nổi lên từ giá cả biến động mạnh và căng thẳng nguồn cung giai đoạn 2007/08,  do tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu sút kém, hạn chế nhu cầu.

Đối với cây trồng, năng suất tăng sẽ chiếm 80% tăng trưởng sản lượng, số còn lại đến từ việc mở rộng diện tích, đặc biệt tại Brazil và Argentina.

Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng tiêu thụ, do dân số gia tăng và chi tiêu bình quân đầu người tăng cao.

Điều này sẽ cắt giảm số lượng người thiếu ăn xuống 8% trong tổng dân số toàn cầu, hoặc 650 triệu người, trong năm 2025 từ 11%, hoặc gần 800 triệu người.

Các nước đang phát triển, như các nước phát triển, sẽ tiêu thụ đường, dầu và chất béo tăng nhanh hơn các loại ngũ cốc và protein, do người dân tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến, FAO và OECD cho biết.

Cũng tiếp tục có sự thay đổi trong nhu cầu tại nền kinh tế đang phát triển đối với chất đạm động vật như thịt, cá và sản phẩm sữa, dẫn đến giá gia súc tăng cao và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi so với các loại ngũ cốc chủ yếu.

Tiêu thụ cá bình quân đầu người tại các nước phát triển, ngoại trừ châu Phi hạ Sahara, vượt các nước phát triển vào năm 2025. Điều này sẽ dẫn đến cá được chế biến bởi nuôi trồng thủy sản vượt lượng cá đánh bắt.

Xuất khẩu nông sản sẽ vẫn thống trị bởi một nhóm các nước nhỏ, với một số hàng hóa dự báo sẽ phụ thuộc vào một nước với hơn 40% nguồn xuất khẩu trong năm 2025, như đường và đậu tương Brazil, FAO và OECD cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet