Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ tư liên tiếp
Phiên cuối tuần, giá dầu thô hồi phục trên cả 2 thị trường. Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York giá tăng 28 US cent (0,6%), lên 44,74 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn London tăng 45 US cent (1%), lên 47,37 USD/thùng.
Yếu tố chính hậu thuẫn đà đi lên của giá dầu phiên cuối tuần là sự suy yếu của đồng USD, vốn được xem là có tác động đáng kể tới các mặt hàng được định giá bằng đồng tiền này.
Thêm vào đó, báo cáo hàng tuần của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã tăng thêm 6 giàn khoan, lên 747 chiếc. Mặc dù đây là tuần thứ 22 liên tiếp số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ gia tăng, song tốc độ tăng đã chậm lại.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu WTI hạ 2,4% và dầu Brent mất 1,6%. Đây là tuần giảm giá thứ 4 liên tiếp - chuỗi tuần mất giá dài nhất kể từ tháng 8/2015 đối với giá dầu WTI.
Lo ngại về nguồn cung toàn cầu dư thừa tiếp tục gây sức ép lên thị trường.
 Thị trường hoài nghi về khả năng của OPEC trong việc kiểm soát nguồn cung, dù các thành viên của khối đã đồng ý siết chặt hạn ngạch nhằm hạn chế tình trạng dư dôi nguồn cung. Tuy nhiên, thị trường cũng hoài nghi về khả năng của OPEC trong việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần vừa qua xuống còn 511,5 triệu thùng. Tuy nhiên, lượng dự trữ xăng lại tăng 2,1 triệu thùng lên 242,4 triệu thùng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định công bố ngày 13/6 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), thị trường dầu mỏ đang trong quá trình tái cân bằng chậm chạp. OPEC cũng cho biết thêm rằng sự gia tăng sản lượng khai thác của OPEC trong tháng Năm là do sản lượng của các nước “được miễn tham gia” thỏa thuận cắt giảm sản lượng tăng lên. Theo báo cáo hàng tháng, do sản lượng dầu mỏ của Libya và Nigeria tăng, nên sản lượng trong tháng Năm của OPEC đã tăng 336.000 thùng/ngày lên 32,139 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ khi OPEC bắt đầu thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ đầu tháng Một năm nay.

Cán cân cung - cầu dầu thế giới

Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp

Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng cũng hồi phục do đồng USD suy yếu và một số tín hiều tiêu cực mới phát đi từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đóng cửa phiên cuối tuần tại New York, giá vàng giao tháng 8/2017 tăng 1,9 USD (0,2%), lên 1.256,50 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vàng giảm 1,2% và là tuần thứ 2 liên tiếp sụt giảm.
Sau 2 phiên đầu tuần ít biến động, giá vàng giảm mạnh sau quyết định tăng lãi suất của Fed.
Ngày 14/6, Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lần thứ hai trong vòng ba tháng qua, đồng thời nhấn mạnh các yếu tố như nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và thị trường việc làm sôi động đã khiến Fed đưa ra quyết định này.
Trong tuyên bố đưa ra sau hai ngày nhóm họp, Ủy ban Thị trường mở Liên bang - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - cho biết do các yếu tố nền kinh tế tăng trưởng khiêm tốn, thị trường việc làm tiếp tục được củng cố và lạm phát giảm nhẹ, Fed quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 1-1,25%.
Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, đồng thời làm đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Kim loại cơ bản: Giá đồng tuần qua giảm mạnh nhất kể từ tháng 5
Phiên giao dịch cuối tuần giá đồng vững, nhưng tính chung cả tuần đã giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 5 do Mỹ tăng tỷ lệ lãi suất hỗ trợ USD tăng giá theo.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London vững ở mức 5.664,5 USD/tấn trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần giá giảm hơn 2%.
Số liệu kinh tế không tích cực của Trung Quốc cũng gây áp lực giảm giá đồng, trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ và thị trường nhà đất suy yếu.
Nông sản: Lúa mì và cà phê robusta tăng mạnh, đường giảm sâu
Phiên cuối tuần, giá lúa mì trên sàn Chicago tăng 2,6% lên mức cao nhất gần 1 năm do lo ngại thời tiết khô hạn làm giảm nguồn cung lúa mì vụ Xuân của Mỹ trong bối cảnh nông dân Australia giữ lúa mì lại vì dự báo giá sẽ còn tăng thêm nữa. Các nhà đầu tư đã mua mạnh mặt hàng này với dự báo giá sẽ còn tăng thêm nữa.

Trên thị trường châu Á, giá lúa mì giàu protein xuất xứ Australia và Mỹ cũng đang tăng nhanh.

Lúa mì cứng Australia (APH) hàm lượng protein 13% giá bán trên thị trường châu Á hiện ở mức 290 USD/tấn, C&F, từ mức 280 USD/tấn cách đây 2 tuần. Lúa mì đen vụ Xuân miền Bắc nước Mỹ hàm lượng protein 14% cũng tăng lên 292-293 USD/tấn, C&F, từ mức với 280 USD/tấn.
Các nhà nhập khẩu lúa mì châu Á lo ngại giá sẽ còn tăng thêm nữa nếu thời tiết ở Mỹ tiếp tục khô hạn khiến sản lượng lúa mì Mỹ vụ này thấp hơn so với những dự báo đưa ra trước đây. Một số nơi ở Australia cũng đang bị thiếu nước nhưng chưa đến mức trầm trọng. Nếu tình hình ở Australia cũng diễn ra tương tự như ở Mỹ thì rất đáng lo ngại. Thời tiết khô và nóng ở châu Âu mấy tuần gần đây đã khiến Strategie Grains phải hạ dự báo về sản lượng hầu hết các loại ngũ cốc của Liên minh châu Âu trong niên vụ này.
Nhập khẩu lúa mì vào thị trường châu Á gần đây liên tục tăng mạnh. Theo USDA, nhập khẩu vào Đông Nam Á trong vòng một thập kỷ qua đã tăng gấp hơn 2 lần, chủ yếu do xu hướng tăng cường sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Tiêu thụ trong công nghiệp và chăn nuôi cũng tăng gấp hơn 2 lần do nhu cầu tăng nhanh từ lĩnh vực nuôi gia súc, gia cầm và nông nghiệp. Xuất khâu bột mì thế giới đã liên tiếp tăng từ năm 2012/13, khi ở mức 12,65 triệu tấn.
Nhu cầu lúa mì tăng từ châu Á và châu Phi sẽ kéo theo thương mại bột mì thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới. Uỷ ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo thương mại bột mì toàn cầu trong niên vụ 2017/18 sẽ đạt 16,8 triệu tấn, từ mức 16,6 triệu tấn niên vụ 2016/17. Niên vụ 2015/16 là lần đầu tiên thương mại bột mì thế giới vượt mức 16 triệu tấn.
Giá cao su kỳ hạn tham chiếu trên sàn giao dịch Tokyo (TOCOM) đã tăng liên tiếp 3 phiên lên trên 200 yen/kg do đồng yen yếu đi và tin các nước sản xuất cao su chủ chốt sẽ họp bàn về biện pháp đẩy giá lên. Chỉ mới cách đây một tuần, giá cao su tại Tokyo có lúc xuống mức thấp nhất 7 tuần.
Hợp đồng giao tháng 11 trên sàn TOCOM ngày 16/6 đạt 200,3 yen (1,8 USD)/kg, là lần đầu tiên trong vòng 2 tuần vượt qua ngưỡng trên 200 yen. Tính chung cả tuần, giá đã tăng mạnh 7%, cũng là tuần đầu tiên tăng trong vòng 4 tuần.
Tuy nhiên, trên thị trường Đông Nam Á, giá cao su vẫn giảm trong suốt 2 tuần qua.

Consortium Cao su Quốc tế (IRCo) cuối tuần này sẽ họp tại Indonesia để thảo luận về vấn đề giá cao su giảm, và bàn biện pháp đẩy giá tăng lên, kể cả việc hạn chế sản xuất và xuất khẩu. Nội các Thái Lan ngày 13/6 đã thông qua các biện pháp giúp đỡ người trồng cao su và ngăn đà giảm giá mặt hàng này, bao gồm cả việc kéo dài thời hạn áp dụng chương trình cho vay 10 tỷ baht (295 triệu USD) cho các hợp tác xã, thời hạn tới 3 năm, và thêm 10 tỷ baht nữa cho hoạt động kinh doanh cao su.

Mới đây, Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su Quốc tế (ANRPC) điều chỉnh giảm dự báo về cung cao su thiên nhiên thế giới năm 2017, đem lại hy vọng giá cao su sẽ hồi phục trở lại. Trong báo cáo mới nhất, ANRPC hạ dự báo về cung cao su thiên nhiên toàn cầu xuống 12,756 triệu tấn trong năm 2017, giảm nhẹ so với 12,771 triệu tấn dự báo cách đây một tháng. Tổng cung cao su đã giảm trong quý I, ước tính tiếp tục giảm trong quý II, và chắc chắn sẽ còn giảm thêm nữa nếu giá vẫn thấp triền miên. Tuy nhiên, cung dự báo sẽ tăng nhanh ở Campuchia (35,5%) và Ấn Độ (20,2%) do tăng diện tích thu hoạch mủ. ANRPC dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Ấn Độ năm 2017 sẽ đạt 750.000 tấn.
Giá cà phê robusta tăng lên mức cao kỷ lục 2 tháng vào ngày 16/6 do các thương nhân tập trung theo dõi về tình trang khan hiếm nguồn cung ở châu Á và mức cộng hợp đồng giao tháng 11 tăng phiên thứ 6 liên tiếp.
Phiên 16/6, giá cà phê robusta giao tháng 9 chạm 2.110 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 21/4. Mức cộng của hợp đồng giao tháng 9 so với tháng 11 đã tăng lên tới 27 USD, mức cao nhất đối với hợp đồng này và tăng mạnh so với mức chỉ 1 USD ngày 7/6.

Tính từ ngày 24/5 tới nay, giá đã tăng gần 12%, từ mức 1.877 USD/tấn.

Có dấu hiệu về khả năng nguồn cung bị thắt chặt trước khi vào vụ thu hoạch mới ở Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới. Người trồng cà phê ở Việt Nam có xu hướng giữ hàng lại không bán ra, trong khi tại Indonesia giao dịch cà phê gần như ngừng trệ vì lễ Ramadan.
Các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nguồn cung robusta suy giảm sau khi đã bán khống gần hết cà phê vụ này. Reuters cho biết các nhà xuất khẩu đang nỗ lực tìm kiếm cà phê để hoàn thành hợp đồng, trong bối cảnh người trồng cà phê đã bán phần lớn vụ thu hoạch vào đầu mùa vụ khi giá toàn cầu lên tới mức cao nhất trong hơn 5 năm.
Dự báo nguồn cung đường thế giới sẽ dư thừa nhiều đẩy giá đường thế giới liên tiếp giảm. Phiên 15/6, giá đường thô giảm xuống mức thấp nhất 16 tháng, 13,36 US cent/lb, giảm 7% chỉ trong vòng một tuần qua.
Mấy phiên gần đây, giá đường càng giảm sau thông tin công ty dầu mỏ quốc gia Brazil Petroleo Brasileiro đã hạ hơn nữa giá trung bình đối với xăng và diesel, khiến các nhà sản xuất ethanol sẽ giảm tỷ lệ mía dùng sản xuất ethanol và tăng tỷ lệ mía trong sản xuất đường. Bên cạnh đó, khu vực Trung Nam Brazil – khu vực sản xuất đường lớn nhất thế giới – đã sản xuất 1,75 triệu tấn đường trong nửa cuối tháng 5, cao hơn nhiều so với dự kiến mặc dù không nhiều so với cùng thời điểm này của những năm trước.
Hãng Tropical Research Services ngày 15/5 đã nâng dự báo về dư thừa đường thế giới niên vụ 2017/18 lên 3,57 triệu tấn (quy thô), từ mức 1,90 triệu tấn dự báo cách đây một tháng. Trước đó một ngày, công ty thương mại hàng hóa Sucres and Denrees (Sucden) dự báo thị trường đường thế giới sẽ dư thừa 3,5 triệu tấn do sản lượng tăng ở Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

10/6

17/6

17/6 so với 16/6

17/6 so với 16/6 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

45,83

44,74

+0,28

+0,63%

Dầu Brent

USD/thùng

48,15

47,27

+0,35

+0,75%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

33.410,00

32.850,00

+60,00

+0,18%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,04

3,04

-0,02

-0,62%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,17

145,48

+1,91

+1,33%

Dầu đốt

US cent/gallon

143,12

142,70

+1,24

+0,88%

Dầu khí

USD/tấn

427,25

423,00

+4,00

+0,95%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

46.890,00

46.400,00

-80,00

-0,17%

Vàng New York

USD/ounce

1.271,40

1.256,50

+1,90

+0,15%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.484,00

4.465,00

-8,00

-0,18%

Bạc New York

USD/ounce

17,22

16,66

-0,05

-0,33%

Bạc TOCOM

JPY/g

60,90

59,40

-0,20

-0,34%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

940,15

929,90

+5,49

+0,59%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

885,57

871,70

+0,67

+0,08%

Đồng New York

US cent/lb

264,95

257,90

-0,15

-0,06%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.804,00

5.663,00

+2,00

+0,04%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.907,00

1.867,00

-5,00

-0,27%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.533,00

2.527,00

+22,00

+0,88%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

18.800,00

19.640,00

+140,00

+0,72%

Ngô

US cent/bushel

387,75

392,00

+4,50

+1,16%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

445,75

481,50

+12,50

+2,67%

Lúa mạch

US cent/bushel

252,25

269,25

+8,00

+3,06%

Gạo thô

USD/cwt

11,32

11,69

-0,07

-0,60%

Đậu tương

US cent/bushel

941,50

950,00

+6,00

+0,64%

Khô đậu tương

USD/tấn

305,90

307,20

+0,70

+0,23%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,29

33,65

+0,41

+1,23%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

494,90

488,20

+2,30

+0,47%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.038,00

2.028,00

-41,00

-1,98%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

126,55

125,95

-2,10

-1,64%

Đường thô

US cent/lb

14,27

13,63

-0,05

-0,37%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

138,80

141,75

-1,00

-0,70%

Bông

US cent/lb

72,49

69,36

-0,11

-0,16%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

364,40

363,40

-2,10

-0,57%

Cao su TOCOM

JPY/kg

186,80

198,80

-2,20

-1,09%

Ethanol CME

USD/gallon

1,55

1,58

+0,00

+0,06%

Nguồn: VITIC (tổng hợp từ Reuters, Bloomberg, CafeF)

Nguồn: Vinanet