Cụ thể, gạo Tarom Hashemi đã được một công ty tư nhân vận chuyển trong ba chuyến hàng, Giám đốc thương mại của tổ chức Mazandaran Agriculture Jihad, ông Soleiman Hatamnejad cho biết.
Giống lúa Tarom Hashemi rất có giá trị nhờ hương thơm và theo ông Hatamnejad, nó đã được lựa chọn để xuất khẩu vì giá trị dinh dưỡng và hương vị riêng biệt.
Trong khi khối lượng xuất khẩu là tương đối nhỏ so với thương mại toàn cầu, đây là một hướng đi quan trọng trong chương trình an ninh lương thực trong dài hạn của Iran.
Gạo được sản xuất hầu hết tại phía bắc Iran, tại tỉnh Mazandaran và Gilan trên bờ biển Caspian. Sản lượng gạo hàng năm đạt khoảng 2,2 triệu tấn, với thêm vài triệu tấn nhập khẩu. Tỉnh Mazandaran, với 230.000 ha diện tích trồng lúa, sản xuất khoảng 1 triệu tấn gạo một năm, tương đương 42% tổng sản lượng của cả nước.
Theo Thư kí của Hiệp hội Gạo Iran, ông Jamil Alizadeh Shayeq, hoạt động nhập khẩu gạo bất thường của một số kẻ đầu cơ trục lợi đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với người nông dân địa phương.
Iran cũng đang đối mặt với vẫn về việc tiếp tục gieo cấy gạo tại các tỉnh chịu hạn hán như Isfahan và Shiraz.
Năm ngoái, chính phủ đã cấm trồng lúa tại bất kì khu vực nào bên ngoài tỉnh Gilan và Mazandaran, nhưng các quan chức cho biết, một số người nông dân không tuân theo quy định đó.
Chính phủ Iran cũng áp lệnh cấm nhập khẩu gạo theo mùa để trợ giá gạo địa phương trong mùa thu hoạch, nhưng vẫn thường có than phiền rằng một số nhà giao dịch đã vi phạm hạn ngạch nhập khẩu.
An ninh lương thực
Chỉ số an ninh lương thực của Iran đạt khoảng 96%, nhưng lệnh trừng phạt của Mỹ và hạn hán kéo dài đang tác động tới xu hướng lạm phát của quốc gia này, và ảnh hưởng tới việc tiếp cận lương thực và sự hợp lý về giá cả. Kết quả là, Iran đang đương đầu với thách thức về an ninh lương thực trong dài hạn.
Trong năm 2016, đại sứ quán của Iran tại Kenya cho biết quốc gia này đang tìm cách thuê đất tại châu Phi để sản xuất thực phẩm qui mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu địa phương và thị trường xuất khẩu.
Khoảng hơn 10 công ty Iran đã thể hiện sự quan tâm của mình trong việc trồng và chế biến gạo, ngô và lúa mì tại Đông Phi, ông Hadi Farajvand nói.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Iran Mahmoud Hojjati, chính phủ đã dự kiến đầu tư vào 500.000 ha đất nông nghiệp tại một số quốc gia để sản xuất lương thực.
Các quan chức Bộ Nông nghiệp chỉ ra, mùa vụ gạo và ngô (vốn cần tiêu thụ một lượng nước lớn), cũng như các loại hạt chứa dầu và đầu vào gia súc gia cầm là sản phẩm mục tiêu Iran muốn trồng tại những vùng đất nông nghiệp ở nước ngoài.
Iran cũng đang phải chứng kiến sự thay đổi trong thói quen ăn uống. Trong khi, bữa ăn truyền thống dựa vào lúa mì, trái cây và rau, người Iran hiện tiêu thụ đường, chất béo và dầu nhiều hơn.
Kế hoạch tự cung tự cấp
Kể từ năm 1979, Iran đã đặt việc tự cung tự cấp là trung tâm của các chính sách, đặc biệt đối với lúa mì, lương thực chính của quốc gia này.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình của Mỹ, Iran đã nhập khẩu 65% lượng thực phẩm trong năm 1979, nhưng hiện họ sản xuất 66% lượng thực phẩm của mình.
Để làm được điều đó, Iran đã cố gắng đảo ngược xu hướng tăng của sự phụ thuộc vào nhập khẩu, nhưng vẫn cần nhập khẩu một lượng thực phẩm đáng kể.
Với việc Mỹ một lần nữa áp lệnh trừng phạt vào tháng 8, xuất khẩu của Iran có thể gặp nhiều khó khăn.
Các mặt hàng thực phẩm không nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, nhưng lệnh trừng phạt với ngân hàng và đóng băng tài sản đang khiến các công ty thương mại khó làm ăn với Iran.
Tuần trước, một quan chức cho biết chính phủ Iran không cần nhập khẩu thêm lúa mì nhờ vụ mùa bội thu và việc thu mua từ người nông dân địa phương tại thời điểm dự trữ ngũ cốc giảm trên toàn thế giới.
Lúa mì là mùa vụ ngũ cốc chính, chiếm gần 70% sản lượng ngũ cốc tại Iran.

Nguồn: Vietnambiz, Presstv