Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago lúc mở cửa phiên giao dịch ngày 31/12/2020 tăng lên mức cao kỷ lục 6,5 năm, sau khi Argentina - nước xuất khẩu hàng đầu thế giới cho biết họ sẽ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc bởi thời tiết khô hạn sẽ làm giảm sản lượng.

Các nhà khí tượng học cho biết, ở một số nơi thuộc các khu vực đất nông nghiệp ở Brazil và Argentina đã có mưa, tuy nhiên tình trạng khô hạn quá mức vẫn diễn ra ở hầu hết các khu vực trồng trọt chính của 2 nước này.

Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Chicago đã kéo dài mức tăng sang phiên thứ 13, tăng 1% lên mức 4,79 USD/bushel. Sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2014 trong phiên trước đó. Sản lượng tăng 12,4% so với tháng 10/2020, là tháng tăng cao nhất kể từ tháng 5/2019, mức tăng 23,5% trong năm và đạt mức tăng hàng năm lớn nhất trong một thập kỷ.

Để đảm bảo nguồn cung trong nước dồi dào, trước những dấu hiệu thắt chặt nguồn cung lương thực toàn cầu, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bộ Nông nghiệp Argentina thông báo, ngày 29/12/2020 nước này sẽ tạm ngừng bán ngô xuất khẩu cho đến ngày 28/2/2020. 

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Chicago tăng phiên thứ 3 liên tiếp, mức cao nhất trong 6,5 năm, tăng 0,9% lên mức 13,12-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương, được thúc đẩy bởi các cuộc đình công lao động ở Argentina, đang trên đà đạt mức tăng hàng tháng mạnh nhất trong 4 năm, tăng 12,3% trong tháng 12 và tăng 37,4% trong năm 2020, cao nhất kể từ năm 2007 đến nay.
Các nhà máy sản xuất bột đậu nành ở Argentina đã hoạt động trở lại vào ngày 29/12/2020, sau khi cuộc đình công kéo dài 20 ngày của công nhân hạt có dầu kết thúc vào đêm hôm trước bằng một hợp đồng lương mới cho năm 2021.
Bộ Lao động chủ trì một cuộc đàm phán kéo dài hơn 10 giờ vào thứ ba ngày 27/12/2020, bao gồm việc tăng lương 25% từ tháng 1 đến tháng 8/2021. Mức tăng cho các năm còn lại sẽ được xác định bởi tỷ lệ lạm phát.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn Chicago giảm sau khi chạm mức cao nhất trong sáu năm vào thứ tư ngày 28/12/2020 và giảm 0,4% xuống mức 6,38-1/4 USD/bushel. Sản lượng cũng được ghi nhận mức tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 5/2019 gần 10% và tăng 14,3% trong năm 2020.
Nhà máy sản xuất ngũ cốc nhà nước của Algeria OAIC đã mua lúa mì xay xát có nguồn gốc tùy chọn trong một cuộc đấu thầu quốc tế kết thúc vào thứ tư ngày 28/12/2020.
Doanh nghiệp Jordan đã đưa ra một cuộc đấu thầu quốc tế, diễn ra ngày 28/12/2020 để mua 120.000 tấn lúa mì làm thức ăn chăn nuôi, ngày 5/1/2021 là thời hạn đấu thầu cho hợp đồng này
Hiệp hội các nhà xay xát bột mì Đài Loan đã mua khoảng 82.325 tấn lúa mì có nguồn gốc từ Mỹ trong một cuộc đấu thầu kết thúc vào ngày 29/12/2020. Lúa mì đã được mua trong hai chuyến hàng và vận chuyển từ bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương vào năm 2021.
 

Nguồn: VITIC/Reuters