Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

T nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.468

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

33.800

0

Lâm Đồng

33.000

0

Gia Lai

33.800

0

Đắk Nông

33.500

0

Hồ tiêu

50.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.155

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Tại Hội nghị tổng kết năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, cho biết năm ngoái diện tích cà phê đạt khoảng 688.400 ha, tăng 10.800 ha so với năm 2017. Sản lượng cà phê nhân đạt gần 1,62 triệu tấn, tăng 49.000 tấn. Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), đây là mức sản lượng cao nhất từ trước đến nay. VICOFA thông tin thêm vẫn còn 100.000 ha nữa đang cần được tái canh.
Trong năm 2018, mưa nhiều và mưa lớn kéo dài, nước đọng, nhiều vườn cà phê quả non rụng quá mức bình thường. Có những vùng ở Gia Lai, các chuyên gia nông nghiệp cho biết mức rụng quả lên đến 20%, các vùng khác trên 10%.
Trong năm 2018, giá cà phê tiếp tục giảm xuống mức thấp kỉ lục 50 năm do chịu áp lực dư cung. Việc sản lượng cà phê giảm được đánh giá sẽ là nhân tố giúp hỗ trợ giá mặt hàng này. Ngoài ra, các chuyên gia trong ngành cho rằng đẩy mạnh chế biến sâu thay vì xuất khẩu thô cũng là nhân tố giúp hỗ trợ giá cà phê.
Giá cà phê sau khi chế biến sâu trung bình đạt 3.726 - 5.112 USD/tấn, gấn gấp 2 - 3 so với giá cà phê thô xuất khẩu, theo tính toán từ số liệu của VICOFA. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu tiêu thụ cà phê rang xay tăng trưởng ổn định trung bình 3,6 triệu bao/năm kể từ niên vụ 2014 - 2015. Điều này sẽ tác động tích cực đến giá cà phê thế giới.
Cùng lúc đó, Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) dự đoán lực dư cung nửa cuối năm 2019 có thể giảm và giá cà phê phục hồi. Nguyên nhân là sản lượng cà phê Việt Nam, Brazil và Ấn Độ dự đoán giảm do ảnh hưởng bởi khí hậu cực đoan. Theo khảo sát của các chuyên gia phân tích của Bloomberg, giá cà phê thế giới năm 2019 có thể tăng lên mức 1,24 USD/lb, tăng so với mức 1,15 USD/lb năm 2018.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London tăng 1,6% lên 1.54 5USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 giảm 0,3% xuống 103,9 UScent/lb.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng cà phê khu vực Trung Mỹ và Mexico được dự báo sẽ tăng lên ngưỡng kỉ lục 20,6 triệu bao. Bệnh gỉ sắt vẫn tồn tại trên cây cà phê ở khu vực này và ảnh hưởng đến sản lượng toàn vùng. Tại Honduras, đầu năm 2017, bệnh gỉ sắt được phát hiện trên cà phê ở tỉnh Lempira. Honduras chiếm khoảng gần 40% sản lượng cà phê toàn vùng và dự kiến sản lượng sẽ không đổi ở mức 7,6 triệu bao. Mexico and Guatemala mỗi nơi chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cà phê của cả vùng và họ tiếp tục thực hiện tăng cường các giống cây cà phê có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Tổng lượng cà phê xuất khẩu của vùng Trung Mỹ và Mexico được dự báo giảm 100.000 bao xuống 17 triệu bao. Hơn 45% lượng cà phê của khu vực được xuất khẩu sang EU và 1/3 cà phê sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Trong niên vụ 2018/19, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo EU sẽ nhập khẩu 48,5 triệu bao cà phê, tăng 1,1 triệu bao so với niên vụ trước đó và chiếm gần 45% tổng lượng cà phê nhập khẩu trên toàn cầu. Các nhà cung cấp cà phê chính bao gồm Brazil (chiếm 29%), Việt Nam (24%), Honduras (7%).