Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.414

Trừ lùi: +150

Đắk Lăk

32.000

-200

Lâm Đồng

31.500

-200

Gia Lai

31.800

-200

Đắk Nông

31.900

-200

Hồ tiêu

40.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.145

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê
Tổng cục Hải Quan Việt Nam đã báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 9 đạt 92.347 tấn, tương đương 1.539.117 bao (loại 60 kg), giảm 19,11% so với tháng trước. Sự sụt giảm này không gây bất ngờ khi đã được thị trường dự đoán do nguồn cung cạn kiệt trước thềm vụ mới.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn ICE giao dịch ở 94,45 US cent/lb, sau khi đảo chiều giảm 0,4 cent, tương đương 0,42%. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn London giảm 14 USD, tương đương 1,12% chốt ở 1.237 USD/tấn.
Trong phiên trước, giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn hồi phục do các quỹ và đầu cơ điều chỉnh, thanh lý bớt vị thế bán ròng đã quá mức trước đáo hạn quyền chọn tháng 11 tại London vào cuối tuần này như đã suy đoán. Nhưng sức tăng trên sàn robusta London không như kỳ vọng do giá cà phê robusta đang gặp bất lợi, cho dù lượng đầu cơ bán ròng trên sàn này đã ở mức kỷ lục lịch sử 54.853 lô, tương đương 9.142.167 bao, theo Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất vào ngày 08/10.
Tỷ giá đồng real sụt giảm đã hỗ trợ nông dân Brazil gia tăng sức bán, tuy nhiên, thị trường tỏ ra thận trọng khi trông chờ thỏa thuận chi tiết hơn sẽ được ban hành vào cuối tuần. Nên sức tăng nói chung đã bị chùng lại vào cuối phiên hôm qua và sụt giảm nhẹ khi sang phiên giao dịch hôm nay.
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê arabica trong 11 tháng đầu năm tăng 11,3% do xuất khẩu của Colombia và Brazil tăng hơn nhiều so với các quốc gia khác giảm.
Xuất khẩu từ Colombia tăng 8,6% lên 13,88 triệu bao, trong khi từ Brazil tăng 25,4% lên 38,57 triệu bao. Phần lớn cà phê của Colombia được xuất khẩu và các lô hàng tăng 7,8% lên 12,53 triệu bao trong 11 tháng đầu năm 2018 - 2019.
Tanzania và Kenya cũng xuất khẩu nhiều hơn trong giai đoạn này, với xuất khẩu tăng lần lượt 47,4% và 11% lên 1,04 triệu bao và 743.203 túi.
Sản xuất tăng 31,1% lên 38,72 triệu bao của Brazil đã dẫn đến sự tăng trưởng trong xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu từ Ethiopia, nhà xuất khẩu lớn thứ hai của Brazil, giảm 4,8% xuống còn 3,23 triệu bao.
Xuất khẩu của các quốc gia khác giảm 4,1% xuống còn 24,99 triệu bao trong 11 tháng đầu năm. Theo ICO, xuất khẩu từ 6 trong số 10 thành viên lớn nhất trong khu vực Mexico và Trung Mỹ đều giảm trong giai đoạn này.
Xuất khẩu từ Honduras giảm 5,1% xuống 6,57 triệu bao, từ Peru giảm 7,3% xuống 3,14 triệu bao và từ Mexico giảm 11,7% xuống 2,53 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu từ Guatemala trong giai đoạn này tăng 5% lên 3,34 triệu bao và xuất khẩu từ Nicaragua tăng 13,2% lên 2,64 triệu bao.

Nguồn: VITIC/Reuters