Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.224

Trừ lùi: +80

Đắk Lăk

29.500

+200

Lâm Đồng

29.200

+500

Gia Lai

29.600

+600

Đắk Nông

29.600

+600

Hồ tiêu

38.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.400

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê

Việt Nam cùng nhiều nước thực hiện chế độ “giãn cách xã hội” đã làm giao dịch cà phê xuất khẩu chậm lại, nên mua bán trên thị trường nội địa rất hạn chế. Hầu hết giá công bố trên thị trường đều xuất phát từ những lô hàng đã gửi vào kho.
Trên thị trường thế giới, hai sàn giao dịch có diễn biến trái chiều. Sức mua hầu như cạn kiệt trên cả hai sàn. Thời tiết khô ráo tại vùng cà phê Brazil, thuận lợi cho thu hái. Bên cạnh đó, đồng real Brazil gần chạm mức thấp kỷ lục hồi tuần trước, đã tác động lên giá cà phê. Nguồn cung về diện tích, năng suất, sản lượng của thế giới tăng cao trong những năm gần đây trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 - 2,5%/năm.
Phiên 28/4, giá robusta kỳ hạn tháng 7 tại sàn giao dịch London lấy lại 6 USD, tương đương 0,5% lên ở 1.150 USD/tấn; giá arabica giao cùng kỳ hạn tại New York giảm 0,55 US cent, tương đương 0,5% chốt tại 106,20 US cent/lb, mức thấp nhất 5 tuần.
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ngày 28/4/2020: Dẫn nguồn Tuổi trẻ, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm mới. Tổng số ca khỏi bệnh trên toàn thế giới đang tiến dần đến con số 1 triệu. Lãnh đạo WHO lo ngại dịch COVID-19 “còn lâu mới kết thúc” và đang làm gián đoạn các dịch vụ y tế thông thường khác.
Theo thống kê của Hãng thông tấn AFP, tính tới 7h sáng 28/4 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới đã ghi nhận ít nhất 3.059.081 ca nhiễm, trong đó có 211.202 ca tử vong.
Theo cập nhật lúc 6h ngày 28/4 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến sáng nay Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 nào. Hiện đã có 6 ca bệnh có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với virus SARS-CoV-2 và 8 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2. Tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến nay, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca mắc đến nay vẫn là 270, trong đó 130 ca là từ nước ngoài.
Hiện Mỹ vẫn là nước có nhiều ca nhiễm nhất thế giới với 1.008.043 trường hợp trong đó có 56.649 trường hợp tử vong.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 28/4 thông báo tính đến hết ngày 27/4 Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 6 ca nhiễm mới, tăng nhẹ so với 3 ca của ngày hôm trước. Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 40 ca nhiễm không triệu chứng trong cùng thời gian, tăng 15 ca so với ngày 27/4. Tổng số ca tử vong tại Trung Quốc vẫn ở nguyên con số 4.633 do không có ca tử vong mới trong ngày 27/4.
Theo số liệu cập nhật hằng ngày được Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày 27/4, nước này đã có 100.875 bệnh nhân bình phục, tăng 2.144 người. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng 331 ca, lên 23.521 ca. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng phát hiện 1.831 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 209.465.
Tây Ban Nha đang dần nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, các nhà máy và công ty bắt đầu mở cửa trở lại. Ngoài ra, ngày 26/4, lần đầu tiên sau 6 tuần, trẻ em Tây Ban Nha được phép ra khỏi nhà đi dạo phố.

Nguồn: VITIC/Reuters