Báo cáo dữ liệu sơ bộ của Hải Quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 11 đã đạt 51.881 tấn (tương đương khoảng 864.600 bao), cao hơn một chút so với ước báo của giới thương nhân kinh doanh xuất khẩu cà phê robusta tại khu vực Đông Nam Á, góp phần duy trì giá cà phê kỳ hạn sàn London ổn định ở mức thấp kéo dài.
Trên thị trường thế giới, giá arabica đột ngột tăng tốc do lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau khi USDA đưa ra dự báo giảm sản lượng Brazil vụ mùa vừa qua, trong khi thông tin Trung – Mỹ sẽ sớm có thỏa thuận thương mại bước đầu đã đẩy thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng trở lại.
Tính chung tuần 47, giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 6 cent, tức tăng 5,47 %, lên 115,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 5,95 cent, tức tăng 5,31 %, lên 117,95 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng tất cả 4 USD, tức tăng 0,29 %, lên 1.402 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 3 USD, tức tăng 0,21 %, lên 1.420 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.
Tỷ giá đồng real vẫn quanh quẩn ở mức thấp tiếp tục hỗ trợ nông dân Brazil đẩy mạnh bán cà phê, tuy nhiên khả năng đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ sớm có một thỏa thuận bước đầu đã thu hút dòng vốn đầu cơ chảy về mặt hàng nông sản có tính thanh khoản cao, chỉ sau vàng và dầu thô.
Brazil xuất khẩu liên tiếp sụt giảm 2 tháng vừa qua đã khiến thị trường đấy lên mối lo thiếu hụt nguồn cung, kết hợp với dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển từ dư thừa sang thiếu hụt nhẹ theo Báo cáo Thương mại tháng 10 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) và báo cáo điều chỉnh giảm sản lượng vụ mùa vừa qua tới hơn 16,5% so với vụ trước của Viện Địa lý và Thống kê Brazil (Instituto Brazileiro de Geografia e Estatistica – IBGE).
Cà phê robusta của Peatland Coffee chiếm khoảng 72% tổng sản lượng của Indonesia, trong khi cà phê arabica chiếm khoảng 18% và phần còn lại là cà phê liberica và excelsa.
Khoảng 2 triệu nông dân Indonesia đang tham gia trồng cà phê trong nước. Diện tích trồng ước tính khoảng 1,2 triệu ha. Tổng sản lượng năm nay ước tính đạt khoảng 700.000 tấn.
Các khu vực than bùn rộng lớn của đất nước ở các đảo Sumatra và Borneo tạo cơ hội tốt để tăng sản lượng cà phê liberica, theo bà Myrna Safitri, phó giám đốc của Cơ quan phục hồi Peatland. Indonesia có khoảng 15 triệu ha đất than bùn nhiệt đới.
Hiệp hội cà phê hi vọng nhu cầu ở nước ngoài sẽ tăng lên, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi lối sống phương Tây của những người trẻ tuổi tạo nên văn hóa cà phê trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, ông Pranoto cho biết.
Tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đã tăng hơn 9 lần trong thập kỉ qua lên 189.300 tấn trong niên vụ 2018/19, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters