Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 11 ringgit tương đương 0,45% lên 2.440 ringgit (571,63 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá dầu cọ tăng 0,7% lên mức cao nhất gần 3 tuần.
Mối lo ngại nguồn cung gia tăng sẽ giữ giá dầu cọ duy trì ổn định đến cuối tháng 7/2020, Paramalingam Supramaniam, giám đốc thuộc Pelindung Bestari Sdn Bhd. có trụ sở tại Selangor.
Một cuộc khảo sát ban đầu của các nhà môi giới cho thấy rằng, sản lượng dầu cọ trong tháng 7/2020 giảm 7-13% so với tháng trước đó.
Sản lượng dầu cọ trong tháng 6/2020 cao hơn so với dự kiến do điều kiện thời tiết thuận lợi và vụ thu hoạch bị chậm lại sau khi nới lỏng các hạn chế virus corona.
Các nhà điều tra hàng hóa dự kiến sẽ đưa ra số liệu xuất khẩu giai đoạn 1-15/7 vào ngày 15/7/2020, trong bối cảnh dự kiến sẽ suy giảm sau khi tăng 25% trong tháng trước đó.
Đồng ringgit giảm 0,15% so với đồng USD, khiến dầu thực vật trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Nhập khẩu dầu cọ của EU giai đoạn 1-12/7/2020 – hai tuần đầu tiên của niên vụ 2020/21 giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 137.800 tấn, số liệu chính thức của EU cho biết.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,17%, trong khi giá dầu cọ tăng 1,64%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 0,98%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ có thể ở mức hỗ trợ 2.404 ringgit/tấn và có thể giảm xuống 2.383 ringgit/tấn, nhà phân tích Wang Tao cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters