Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

14/11

+/- so với

ngày 13/11

Đắk Lắk (Ea H'leo)

40.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

39.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

40.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

41.500

0

Bình Phước

40.500

0

Đồng Nai

39.000

0

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay (14/11/2019) giá giao ngay cộng 500 rupee, tương đương 1,5% lên 33.900 rupee/tạ. Giá tiêu kỳ hạn tháng 9/2019 lại giảm 146,65 rupee, tương đương 0,44% chốt tại 33.533,35 rupee/tạ.
Tỷ giá trung tâm hôm nay (14/11/2019) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.145 VND/USD, tăng 6 đồng so với mức giá ngày hôm qua.
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.451 - 23.839 VND/USD. Tỷ giá USD mua - bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN cũng tăng 5 đồng ở giá bán, niêm yết ở mức 23.200 - 23.789 VND/USD.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 14/11/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 322,72VND/INR.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.200 đồng/USD và bán ra là 23.220 đồng/USD, giảm mạnh 20 đồng ở giá bán so với mức giá khảo sát cùng giờ sáng qua 13/11/2019.
Về vấn đề khủng hoảng thừa hạt tiêu trong những năm gần đây, trả lời chất vấn đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm tới 60% tổng sản lượng tiêu trên toàn thế giới.
"Để phát triển lợi thế cây tiêu, chúng ta chỉ sản xuất ở mức độ nào đó thôi. Qui hoạch chỉ 50.000 ha, trong khi diện tích thực tế diện tích gấp 3 lần qui hoạch lên 150.000 ha. Do đó, những diện tích không hiệu quả cần phải chuyển sang cây khác", Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu Bộ NN&PTNT cũng cũng cho biết thêm vừa qua Bộ cũng đã kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân để chế biến sâu sản phẩm tiêu với 10 mặt hàng khác nhau, trong đó có dầu hạt tiêu.
"Chúng ta cần làm cái gì thị trường cần. Bây giờ bán hàng mới quan trọng, tổ chức sản xuất không phải là số 1", theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Nguồn: VITIC