Tuần trước đó, giá tiêu xu hướng giảm kể từ giữa tuần và giữ ở mức thấp cho đến hết tuần. Như vậy, trong tuần giá tiêu đã mất thêm 1.000 đồng/kg (tức 1,8%).
Hiện giá tiêu tại các vùng nguyên liệu được các doanh nghiệp và thương lái thu mua quanh mức 52.000 – 53.000 đồng/kg. Tại hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước được ghi nhận là vùng nguyên liệu có giá thu mua cao nhất 53.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại một số vùng nguyên liệu
ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

16/7/2018

+/- so với ngày 13/7/2018

Đăk Lăk (Ea H'leo)

52.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

52.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

52.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

53.000

0

Bình Phước

53.000

0

Đồng Nai

52.500

+500

(Nguồn: Tin Tây Nguyên)

Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm, giá tiêu trong xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào và thị trường xuất khẩu chưa có tín hiệu khởi sắc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2018 cả nước đã xuất khẩu 131,9 nghìn tấn tiêu, đạt 452,6 triệu USD, tăng 5,2% về lượng nhưng kim ngạch giảm 36,3%. Tính riêng tháng 6/2018, xuất khẩu hạt tiêu giảm cả lượng và trị giá so với tháng 5, giảm lần lượt 4,6% và 6,2% tương ứng với 22 nghìn tấn, 70,5 triệu USD.
Năm 2014 được cho là năm hoàng kim của ngành hạt tiêu, vì năm này kim ngạch xuất khẩu tiêu lần đầu tiên chạm mốc 1 tỷ USD, và cũng chính năm này giá tiêu của nông dân bán ra đạt đỉnh 200.000 đ/kg. Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Với mức giá bán này, người trồng tiêu có lãi 70%.
Nhưng đến tháng 6/2017, giá hồ tiêu tụt dốc chỉ còn 70.000 – 75.000 đồng/kg. Trước tình hình này, VPA kêu gọi bà con tạm ngừng bán ra, nhờ vậy, giá hồ tiêu đã có dấu hiệu tăng trở lại khoảng trên 80.000 đồng/kg.
Tổng nhu cầu hồ tiêu thế giới khoảng 300.000 – 350.000 tấn/năm, Việt Nam có thể đáp ứng 200.000 tấn/năm, chiếm khoảng 62% tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu, số còn lại thuộc về các nước. Hiện nay có tới 95% sản lượng sản xuất tiêu của Việt Nam được dùng để xuất khẩu.

Nguồn: Vinanet