Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

27/8

+/- so với

ngày 26/8

Đắk Lắk (Ea H'leo)

44.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

43.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

44.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

45.000

0

Bình Phước

44.500

0

Đồng Nai

42.500

0

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nông dân trồng tiêu Brazil đang chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch chính. Bộ này cho biết xu hướng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp đặc biệt là thuốc diệt cỏ glyphosate của nông dân Brazil trong thời gian qua đang được các chuyên gia cảnh báo và phần nào sẽ tác động đến chất lượng tiêu Brazil trong thời gian tới.
Giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia trong tháng 4 và 5 giảm do ảnh hưởng nguồn cung. Nửa đầu tháng 6/2019 giá nội địa và xuất khẩu tăng nhẹ.
Theo báo cáo mới nhất của IPC, năm 2019, xuất khẩu tiêu của Indonesia được dự đoán sẽ giảm 22% so năm 2018 và ước tính đạt 37.000 tấn, bao gồm 12.000 tấn tiêu đen và 25.000 tấn tiêu trắng.
Sự sụt giảm này đi cùng với xu hướng giảm năng suất tiêu ở Indonesia. Theo IPC trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng hàng xuất khẩu của Indonesia tăng 50% so với cùng kì năm trước đạt 12.000 tấn.
Tháng 5, Indonesia đã ban hành chính sách tạm dừng xuất khẩu tiêu trắng sang Việt Nam và thay vào đó sẽ xuất sang Ấn Độ và châu Âu để đảm bảo giá bán tốt cho nông dân nhằm tăng thu nhập và phúc lợi cho các hộ gia mà không qua các quốc gia trung gian khác.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Mỹ với thị phần đạt trên 24%, tăng hơn 2% so với cùng kì năm ngoái.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 116.904 tấn, trị giá 307,1 triệu USD, tăng 9,7% về lượng, nhưng giảm 1,1% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018.
6 tháng đầu năm 2019, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ đạt 2.627 USD/tấn, giảm 9,8%.
Trong đó, giá tiêu nhập khẩu bình quân của Mỹ từ Việt Nam đạt 2.987 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu nhập khẩu từ Đức đạt hơn 4.300 USD/tấn, bằng 1,5 lần so với giá tiêu Việt Nam.
Về cơ cấu nguồn cung, 6 tháng đầu năm 2019, Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Peru, Indonesia, Colombia, Đức, nhưng giảm nhập khẩu từ Mexico, Brazil, Tây Ban Nha.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay 27/8 giá giao ngay chốt ở 35.525 rupee/tạ, giá tiêu kỳ hạn tháng 8/2019 chốt ở 35.500 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 22/8/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 323,48 VND/INR.