Cụ thể, ở Bình Phước và Đồng Nai giá mất 1.000 đồng/kg xuống lần lượt 51.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tại Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông và Bà Rịa – Vũng Tàu giá không đổi so với ngày hôm qua 3/1/2019.
Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 04/1/2019
ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

4/1

+/- so với ngày 3/1

Đăk Lăk (Ea H'leo)

51.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

50.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

51.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

52.000

0

Bình Phước

51.000

-1.000

Đồng Nai

50.000

-1.000

(Nguồn:Tintaynguyen)
Dẫn nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ ngày 04/1/2019 lúc 11:13:10 (giờ Việt Nam) giá tiêu giao kỳ hạn tháng 1/2019 đạt 38.381,25 rupee/tạ.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 4/1/2019 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.829 VND, tăng 1 đồng so với hôm qua 3/1/2019.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.513 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.145 VND/USD.
Tỷ giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại sáng nay giảm.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 04/1/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 325,98 VND/INR.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, kết thúc năm 2018, giá hạt tiêu xu hướng giảm đã ảnh hưởng đến ngành hạt tiêu Việt Nam. Về dài hạn, ngành hạt tiêu sẽ còn nhiều dư địa phát triển, tuy nhiên để nâng cao giá trị mặt hàng, doanh nghiệp và người sản xuất phải thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Đồng thời, ngành hạt tiêu cần nghiên cứu để gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách chế biến chuyên sâu như hương liệu, sản phẩm có dược tính, thực phẩm chức năng.

Nguồn: Vinanet