Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

02/5

03/5

04/5

Đăk Lăk

(Ea H'leo)

45.000

45.000

45.000

Gia Lai

(Chư Sê)

43.000

43.000

43.000

Đăk Nông

(Gia Nghĩa)

45.000

45.000

45.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

46.000

46.000

46.000

Bình Phước

45.000

45.000

45.000

Đồng Nai

43.000

43.000

43.000

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen
Tuần qua, sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, thị trường hạt tiêu không có một phiên giao dịch nào thay đổi.
Theo ông K'păh Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, do dịch bệnh, thời tiết nên vài năm trở lại đây toàn tỉnh Gia Lai có hơn 5.500ha hồ tiêu bị chết gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, đời sống của người trồng tiêu gặp nhiều khó khăn.
Các nhà khoa học và quản lý cho rằng, trước hết các tỉnh Tây Nguyên, nhất là các tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai phải ổn định và quản lý diện tích quy hoạch hồ tiêu cho tốt. Bởi khi giá hồ tiêu cao thì người ta sẽ mở rộng diện tích, ngược lại khi giá thấp người ta sẽ điều chỉnh lại và tự chuyển đổi sang cây trồng khác. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ định hướng cho họ nếu không trồng cây hồ tiêu thì nên trồng cây gì và mỗi tỉnh nên xác định việc phát triển, duy trì diện tích hồ tiêu bao nhiêu là vừa.
Diện tích nào bị bệnh chết thường thì không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, giống không tốt, đất đai không phù hợp, nước không đủ thì phải tiến hành chuyển đổi sang loại cây trồng khác cho phù hợp hơn. Đây cũng là ý kiến của Tiến sỹ Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI).
Trên thị trường thế giới, sau vụ đánh bom liên hoàn ở Sri Lanka vào Chủ nhật (21/4), nhập khẩu bắt đầu chững lại, khiến giá hồ tiêu Ấn Độ tăng thêm 20 rupee lên 320 rupee/kg. Giá tiêu dự kiến sẽ tăng thêm 30 rupee trong 3 tháng tới, theo các nhà trồng tiêu và người tiêu dùng.
Nông dân cho biết chi phí sản xuất của họ là khoảng 350 rupee và họ hi vọng sẽ nhận được hỗ trợ từ việc tăng giá hiện tại.
Trong khi sản lượng tiêu Ấn Độ năm 2018 ước tính khoảng 60.000 - 70.000 tấn, thì năm 2019 dự kiến sẽ ít hơn 50.000 tấn, trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ vào khoảng 17.700 tấn và xuất khẩu dự kiến là khoảng 17.000 tấn.
Ông Kishore Shamji, điều phối viên của Hiệp hội Thương nhân, người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ ở Kerala cho biết, thời tiết nóng ẩm bất thường đã ảnh hưởng lớn đến việc trồng trọt.