Bệnh dịch này (gây tử vong gần như 100% cho lợn và dễ lây lan, đồng thời không có vaccine, mặc dù không lây ra người) đã quét sạch gần 40% đàn lợn tại Trung Quốc kể từ đợt bùng phát đầu tiên trong tháng 8/2018. Kể từ đó virus này đã lây lan khắp Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia bị ảnh hưởng mới nhất.
Kukrit Arepagorn, nhà quản lý của Hiệp hội các nhà xuất khẩu thịt gà Thái Lan đã trả lời Reutes rằng “chúng tôi đã xuất khẩu 33.500 tấn sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay, tăng từ 4.100 tấn trong năm ngoái”.
Kukrit cho biết nhu cầu đối với gia cầm của Thái Lan có khả năng tăng tiếp, ngay cả sau khi tăng vọt hơn 700% với giá từ 4.000 tới 5.000 USD/tấn, 7 nhà máy tại Thái Lan hiện nay đang bán sang Trung Quốc, các khách hàng đang kiểm tra để bổ sung nhà máy để có thể tăng doanh số bán.
Các thành viên của hiệp hội gồm CP Foods Pcl, Betagro Pcl và Cargill thuộc sở hữu tư nhân là các thành viên, điều hành tổng cộng 20 nhà máy.
Mặc dù vẫn bị lấn át bởi quy mô của thị trường Trung Quốc, việc nhập khẩu từ các nhà cung cấp gồm Brazil đã tăng vọt. Nhập khẩu thịt già trong tháng 7/2019 đạt 68.221 tấn, tăng 39% so với một năm trước, theo số liệu của hải quan Trung Quốc.
Ông Kukrit lưu ý Thái Lan chỉ lấy lại quyền xuất khẩu thịt vào thị trường Trung Quốc trong tháng 3/2018, đã bị cấm từ năm 2004 do sự bùng phát dịch cúm gia cầm.
Kukrit nói “lúc đầu các khách hàng Trung Quốc không quen với các sản phẩm của Thái Lan, nhưng sau đó nhận ra chúng có chất lượng tốt và muốn thêm nữa”.
Tăng cường từ thị trường Trung Quốc đã thúc đẩy xuất khẩu tổng thể tăng trưởng 9,8% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ một năm trước. Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu với gia cầm của Thái Lan, chiếm khoảng một nửa tổng lượng xuất khẩu hay 400.000 tấn mỗi năm.
Nguồn: VITIC/Reuters