Nông dân tại Đắk Lắk tỉnh trồng cà phê chủ chốt của Việt Nam đã bán cà phê ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg thấp hơn so với mức 37.300 - 37.600 đồng một tuần trước theo xu hướng sụt giảm tại London.
Hợp đồng cà phê kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE London đã giảm xuống mức thấp 1.686 USD/tấn trong ngày 12/12, thấp nhất đối với loại hợp đồng này kể từ tháng 6/2016.
Các thương nhân cho biết robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ được chào ở mức trừ lùi 50 - 75 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3 trên sàn ICE, một tuần trước mức trừ lùi là 65 - 75 USD/tấn.
Thời tiết đang hỗ trợ vụ thu hoạch hiện tại ở vành đai cà phê Tây Nguyên, đảm bảo nguồn cung, nhưng giá giảm không khuyến khích nông dân và các nhà xuất khẩu bán quá nhiều, trong khi người mua cũng không quan tâm.
Đầu tháng này, Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA đã điều chỉnh tăng dự báo cho sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2017/18 lên 29,9 triệu bao từ ước tính trước đó 28,6 triệu bao, gồm một lượng nhỏ cà phê arabica.
USDA dự kiến sản lượng robusta của Việt Nam đạt 28,6 triệu bao cho niên vụ 2017/18 và xuất khẩu đạt 25,5 triệu bao, cả hai được điều chỉnh tăng so với ước tính trước đó. Số liệu của Tổng cục hải quan cho thấy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11 được điều chỉnh tăng so với ước tính trước đó của chính phủ thành 100.000 tấn hay 1,67 triệu bao loại 60 kg/bao.
Rabobank dự kiến sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2018/19 tăng thành 29,4 triệu bao từ 28,7 triệu bao trong niên vụ 2017/18, trong khi CoffeeNetwork dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu dư thừa 3,7 triệu bao trong niên vụ 2018/19, tăng từ ước tính 0,9 triệu bao trong niên vụ trước đó.
Tại Indonesia, cà phê robusta loại 4 với 80% hạt khiếm khuyết ở mức cộng 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1, một tuần trước mức cộng 110 USD tới 120 USD/tấn.
Một thương nhân tại Lampung cho biết các thương nhân chỉ hoàn thành các hợp đồng trước đó, ông dự kiến hoạt động vẫn yếu đến đợt nghỉ lễ năm mới do các thương nhân đợi vụ thu hoạch.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet