Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, các nhà máy đường còn lại ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số nhà máy đường ở Đông Nam Bộ và miền Trung sẽ tiếp tục vào vụ tháng 11/2016. Sản lượng đường tháng 11/2016 ước đạt 60.000 tấn cùng với lượng đường nhập khẩu và tồn kho 123.338 tấn kể trên thì nguồn cung đường bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên khả năng giá đường trong nước tháng tới tương đối ổn định.

Theo báo cáo, lượng đường tồn kho đến giữa tháng 10/2016 là trên 123 nghìn tấn.

Tính đến ngày 15/10/2016, các nhà máy ép được 119,925 tấn mía, sản xuất được 8.961 tấn đường.

So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 188.775 tấn, lượng đường giảm 17.449 tấn.

Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/9/2016 đến 15/10/2016 là 48.470 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 123.780 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/10/2016 là 123.338 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 35.858 tấn.

Giá bán buôn đường trên thị trường tháng 10/2016 tăng so với tháng 9/2016 do tác động tăng giá của thị trường thế giới. Cụ thể, giá bán buôn đường RS dao động từ 16.400 – 17.200 đồng/kg, tăng từ 100 – 500 đồng/kg.

Giá bán lẻ đường trên thị trường ổn định, từ 18.000 – 21.000 đồng/ kg.

Theo dự báo của Tổ chức đường thế giới (ISO), trong niên vụ 2016/2017, dự báo sản lượng đường thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn. Điều này cho thấy giá đường có thể tăng trong thời gian tới.

Nguồn: Quyên Lưu/Báo điện tử Công Thương