Nông dân Indonesia có thể thu hoạch tới 11,5 triệu bao, tương đương 690.000 tấn cà phê trong những tháng tới, tức là tăng hơn 5% so với năm 2018.
Theo ông Hutama Sugandhi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia, thời tiết đã hỗ trợ cho sự phát triển của cây cà phê. Lượng mưa vừa phải năm ngoái đã cung cấp đủ nước cho cây trồng để sản xuất đạt chất lượng tốt nhất. Vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng 4 và sẽ đạt đỉnh điểm vào tháng 6 hoặc tháng 7.
Sản xuất cà phê tại khu vực "Tam giác Vàng"
Các tỉnh Lampung, Bengkulu và South Sumatra – khu vực Tam giác Vàng - là vùng sản xuất cà phê robusta chủ chốt của Indonesia. Khu vực này chiếm 75% sản lượng cà phê của Indonesia. Cà phê từ vùng này được vận chuyển từ cảng Panjang ở Lampung. Trong khi đó, cà phê arabica chủ yếu được trồng tại phía bắc Sumatra và Java.
Nông dân trong khu vực Tam giác vàng đã thu hoạch khoảng 20% tổng sản lượng cà phê, theo Moelyono Soesilo, chủ sở hữu của PT Sumber Kurnia Alam, một thương nhân ở đảo Java. Nguồn cung tăng đã giảm 5% giá xuất khẩu xuống còn 1.540 USD/tấn trong tuần này so với tháng 4/2019.
Việc giao hàng đến cảng Panjang đã tăng gấp đôi lên 5.000 tấn vào ngày 13/5 so với tuần trước do nông dân bán cà phê trước lễ hội Hồi giáo chính của năm vào tháng 6 tới mặc dù giá thấp.
Nguồn cung toàn cầu dồi dào đã gây áp lực lên giá thế giới, giảm chi phí cho các nhà rang xay.
Giá cà phê arabica giao sau trên sàn New York đã giảm xuống 88 UScent//lbtrong tháng 5 này, mức thấp nhất kể từ năm 2005, trong khi giá cà phê kỳ hạn tại London cũng giảm xuống còn 1.290 USD/tấn, chạm đáy 9 năm. Giá cà phê robusta giao tháng 7 vào ngày 16/5/2019 đã giảm xuống chỉ 1,335 USD.