Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ 100 – 200 đồng tại khu vực Tây Nguyên len dao động trong khoảng 34.900 – 35.800 đồng/kg, sau khi giảm với mức tương tự trong ngày 3/7. Trong đó, giá cà phê tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum đều trên 35.000 đồng/kg, thậm chí ngay sát mốc 36.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1,565

Trừ lùi:-120

Giá cà phêĐắk Lăk

35,700

+200

Lâm Đồng

34,900

+200

Gia Lai

35,600

+200

Đắk Nông

35,500

+200

Hồ tiêu

54,000

0

Tỷ giá USD/VND

23,000

-5

Trong tháng 6, thị trường cà phê trong nước đã có những dấu hiệu cải thiện do nguồn thông tin cà phê tồn đã hết nhằm tăng tốc xuất khẩu những tháng đầu năm. Tính đến cuối tháng 6, giá tăng nhẹ 200 đồng so với tháng 5 nhưng qua đầu tháng 7 bắt đầu giảm trở lại.

Giá cà phê trong nước hôm nay lấy lại những gì đã mất trong ngày 3/7 nhờ hai sàn cà phê thế giới đồng loạt phục hồi. Chốt phiên 3/7, giá cà phê robusta giao tháng 9 tăng 0,48% lên 1.685 USD/tấn sau khi xuống thấp nhất hơn hai năm trong phiên trước. Giá cà phê arabica giao trong cùng kỳ cũng thoát đáy 4 năm rưỡi, tăng 0,22% và chốt phiên hôm qua ở 1,119 USD/pound.

Ngoài ra, việc đồng real của Brazil tăng so với USD cũng hỗ trợ cho giá arabica. Thị trường ngừng bán tháo một phần khác vì thị trường Mỹ hôm nay sẽ đóng cửa để nghỉ lễ Quốc Khánh.

Sản lượng cà phê thế giới dự kiến phá kỷ lục trong năm 2018 - 2019 nhờ Brazil

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê thế giới trong năm mùa vụ 2018 - 2019 được dự báo tăng 11,4 triệu bao so với mức kỷ lục 171,2 triệu bao ghi nhận trong năm ngoái, chủ yếu nhờ sản lượng tăng kỷ lục tại Brazil.

Cụ thể, tại Brazil, sản lượng cà phê Arabica được dự báo tăng 6 triệu bao so với mùa trước lên 44,5 triệu, với 80% sản lượng đến từ các vùng có cây bước vào năm được mùa của chu kỳ hai năm. Ngoài ra, cây ở hầu hết các vùng được hưởng lợi từ thời tiết thuận lợi trong quá trình nở hoa,và các giai đoạn tạo quả.

Mặc dù khu vực Parana và đông nam Minas Gerais không rơi vào thời điểm được mùa của chu kỳ hai năm, mức giảm được dự báo sẽ thấp hơn mức trung bình. Phần lớn thu hoạch cà phê Arabica bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6. Sản lượng Robusta được dự báo tăng 3,3 triệu lên 15,7 triệu bao. Nhiệt độ thuận lợi và lượng mưa dồi dào dự kiến sẽ tăng sản lượng ở ba bang sản xuất chính là Espirito Santo, Rondonia và Bahia.

Bên cạnh đó, việc mở rộng cây giống vô tính và cải thiện kỹ thuật quản lý cây trồng dự kiến sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của năm nay.

Phần lớn vụ thu hoạch cà phê Robusta bắt đầu vào tháng 4 và tháng 5. Tổng sản lượng của cả hai vụ thu hoạch cà phê Arabica và cà phê Robusta dự báo tăng 9,3 triệu bao lên mức kỷ lục 60,2 triệu. Nguồn cung bổ sung của cà phê Arabica và cà phê Robusta sẽ thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ trong xuất khẩu cũng như duy trì tăng trưởng trong tiêu dùng, và phần còn lại sẽ tăng lượng dự trữ cuối năm.

Tại Việt Nam, sản lượng cà phê được dự báo sẽ tăng 600.000 bao lên mức kỷ lục 29,9 triệu bao, vì thời tiết mát mẻ hơn và những cơn mưa trái mùa giúp kích thích cây cà phê ngay trước khi ra hoa và đậu quả.

Theo USDA, vụ mùa lớn năm ngoái đã bù đắp cho sự suy yếu của giá cà phê, cho phép nông dân mua đủ nguyên liệu đầu vào cho vụ mùa năm nay và thúc đẩy năng suất.

Diện tích canh tác được dự báo tăng nhẹ so với năm ngoái, với gần 95% tổng sản lượng còn lại là cà phê Robusta. Xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và dự trữ cuối năm ước tính sẽ tăng do nguồn cung sẵn có cao hơn.

Trong khi đó, tổng sản lượng cà phê tại Trung Mỹ và Mexico được dự báo không thay đổi ở mức 20,3 triệu bao, mặc dù một số quốc gia trong khu vực tiếp tục gặp khó khăn với dịch bệnh rỉ sắt, lần đầu tiên làm giảm sản lượng 6 năm trước.

Mặc dù vậy, sản xuất đã hồi phục ở Guatemala, Honduras, Mexico và Panama trong giai đoạn này nhưng vẫn bị ảm đảm ở Costa Rica, El Salvador và Nicaragua do ảnh hưởng của dịch bệnh rỉ sắt.

Xuất khẩu hạt cà phê trong khu vực này được dự đoán sẽ giảm 200.000 bao xuống còn 16,7 triệu bao. Hơn 45 % xuất khẩu của khu vực được chuyển sang Liên minh châu Âu (EU), và 1/3 sang Mỹ.

Còn tại Colombia, sản lượng được dự đoán gần như không đổi ở mức 14,5 triệu bao dù sản lượng vẫn duy trì ở mức cao trong điều kiện tăng trưởng thuận lợi. Trong thập kỷ qua, năng suất đã tăng khoảng 30% phần lớn là nhờ chương trình cải tạo thay thế cây già, năng suất thấp hơn với các giống chống bệnh rỉ sắt. Chương trình cũng giảm độ tuổi trung bình của cây cà phê từ 15 xuống 7 năm, giúp tăng sản lượng. Xuất khẩu hạt cà phê, chủ yếu là sang Mỹ và EU, được dự báo sẽ tăng 500.000 bao lên 12,5 triệu, khiến lượng dự trữ cuối năm giảm.

Sản xuất tại một quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia được dự báo sẽ tăng 500.000 bao lên 11,1 triệu bao. Sản lượng cà phê Robusta dự kiến đạt 9,7 triệu bao nhờ điều kiện phát triển thuận lợi ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi có khoảng 75% cây cà phê được trồng. Sản lượng cà phê Arabica cũng tăng nhẹ lên 1,4 triệu bao. Sản lượng cao hơn tại vùng trồng chủ chốt của miền Bắc Sumatra dự kiến sẽ bù đắp cho sản lượng thấp hơn từ các khu vực nhất định chịu lượng mưa lớn và gió mạnh trong quá trình phát triển trái cây. Sản lượng tăng dự kiến sẽ giúp xuất khẩu tăng 300.000 bao lên 7,2 triệu bao.

Với dự báo tiêu thụ toàn cầu đạt mức cao chưa từng thấy 163,2 triệu bao, xuất khẩu dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh mẽ. Dự trữ cà phê cuối năm được dự báo sẽ phục hồi sau 3 năm liên tiếp.

Theo đó, nhập khẩu của Eu dự báo tăng 1,0 triệu bao lên 48,0 triệu và chiếm hơn 40% lượng nhập khẩu cà phê của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu gồm Brazil (29%), Việt Nam (24%), Honduras (7%) và Colombia (7%). Dữ trữ cà phê cuối năm dự kiến sẽ tăng 800.000 bao lên 11,9 triệu.

Mỹ nhập khẩu lượng cà phê lớn thứ hai thế giới và ước tính sẽ tăng 2,4 triệu bao lên 27 triệu bao. Các nhà cung cấp hàng đầu gồm Brazil (23%), Colombia (22%), Việt Nam (15%) và Honduras (6%). Dữ trữ cuối năm được dự báo sẽ tăng 600.000 bao lên 7,2 triệu bao.

Nguồn: VITIC/Vietnambiz

 

Nguồn: Vinanet