Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang 38 thị trường chủ yếu; trong đó nhiều nhất là thị trường Mỹ, chiếm 41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 317,29 triệu USD trong tháng đầu năm nay, tăng 29% so với tháng 1/2017 và tăng 2,1% so với tháng 12/2017..

Ngoài thị trường chủ lực là Mỹ, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta còn xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc đạt 104,14 triệu USD, chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch, tăng 29,6% so với cùng kỳ; sang Nhật Bản 102,2 triệu USD, chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch, tăng 34,5%;  EU 87,03 triệu USD, chiếm 11,2% trong tổng kim ngạch, giảm 0,2 %; Hàn Quốc 78,23 triệu USD, chiếm 10% trong tổng kim ngạch, tăng 48%.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy đa số các thị trường đều tăng kim ngạch; trong đó đáng chú ý là thị trường Thụy Sĩ, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 0,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh 508%. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường sau: Phần Lan tăng 486,5%, đạt 0,3 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 187,6%, đạt 1,88 triệu USD, Ả Rập Xê Út tăng 187,4%, đạt 2,64 triệu USD, Malaysia tăng 138%, đạt 7,08 triệu USD và Séc tăng 104,8%, đạt 0,33 triệu USD.

Ngành gỗ đặt mục tiêu 4 tỷ USD tiêu thụ nội địa và 10 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ vào năm 2020 theo kế hoạch giai đoạn 2014-2020.

Mặc dù ngành gỗ đã có những thuận lợi trong xuất khẩu, tuy nhiên theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần quan tâm đến những diễn biến bất lợi trong năm 2018. Cụ thể, Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, tuy vẫn duy trì ưu đãi nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đồ gỗ nhưng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ đang giảm từ 35% xuống còn 25% để hỗ trợ cho ngành sản xuất bản địa bao gồm ngành gỗ. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý để tránh các mặt hàng đang tăng trưởng sản xuất tại Mỹ.

Thị trường châu Âu không tăng nhập khẩu đồ gỗ, đồng Euro biến động giảm cũng gây khó khăn cho nhập khẩu từ Việt Nam. Các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không tăng mạnh về nhu cầu.

Đặc biệt xuất khẩu các mặt hàng danh gỗ viên nén gỗ có thể biến động mạnh. Do vậy cần tìm thêm thị trường mới, xu hướng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết để tận dụng các ưu đãi thuế tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các chính sách về lao động, xử phạt hình sự bảo hiểm xã hội, môi trường... sự thiếu hụt nguồn gỗ có chứng chỉ và khả năng gian lận thương mại của các doanh nghiệp khi khai báo giá thấp để giảm thuế xuất khẩu sẽ tiếp tục gây bất ổn về giá nguyên liệu.

Nhìn chung bức tranh toàn ngành gỗ năm 2018, và những năm tới vẫn có những gam màu sáng. Thị phần các nước sản xuất đồ gỗ lớn đang chuyển dần qua các ngành công nghiệp khác, thị trường thế giới sẽ có lỗ hổng về hàng hóa có chất lượng, việc các doanh nghiệp tăng thị phần xuất khẩu cũng như tăng tiêu thụ nội địa sẽ không khó.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 1/2018

ĐVT: USD

Thị trường

T1/2018

(+/-%) T1/2018 so với T12/2017

(+/-%) T1/2018 so với T1/2017

Tổng kim ngạch XK

773.970.897

2,32

27,04

Sản phẩm gỗ

559.838.141

0,06

22,95

Mỹ

317.292.837

2,09

29

Trung Quốc

104.143.604

-1,81

29,6

Nhật Bản

102.198.244

9,51

34,52

Hàn Quốc

78.228.481

12,98

48,1

Anh

28.650.437

2,46

3,4

Canada

15.816.206

2,95

30,7

Pháp

15.122.009

11,35

34,35

Australia

14.678.409

-7,09

6,65

Đức

12.579.799

-18,76

-23,87

Hà Lan

10.006.165

-10,27

1,95

Malaysia

7.076.843

9,46

138,33

Đài Loan

5.435.348

-11,06

39,34

Ấn Độ

4.258.670

-24,33

-11,53

Bỉ

3.867.210

22,09

20,29

Thái Lan

3.702.134

18,8

85,85

Tây Ban Nha

3.515.370

-30,01

-9,42

Italia

3.500.945

-30,67

-20,41

Thụy Điển

3.341.570

-4,54

-20,24

Ả Rập Xê Út

2.637.274

46,54

187,35

Đan Mạch

2.356.903

-9,14

-4,06

Ba Lan

2.324.051

-20,26

28,76

Singapore

2.237.285

4,07

44,49

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

2.200.850

-19,13

16,96

New Zealand

2.112.576

-7,67

17,21

Thổ Nhĩ Kỳ

1.879.976

-18,49

187,63

Nam Phi

1.048.606

-15,23

20,81

Campuchia

947.664

-32,78

34,2

Mexico

804.630

31,82

-8,84

Hy Lạp

682.610

12,41

-37,79

Na Uy

555.210

-11,84

73,07

Nga

534.639

-29,09

-34,15

Hồng Kông

524.553

-8,73

-68,82

Cô Oét

512.824

-37,55

-44,87

Bồ Đào Nha

398.264

-61,81

-32,23

Thụy Sỹ

328.808

172,33

508,44

Séc

325.725

71,21

104,82

Phần Lan

302.347

119,89

486,46

Áo

55.690

-23,75

6,79

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet