Hầu như các thành phần đều cho rằng thỏa thuận thương mại tự do (FTA) Pakistan - Trung Quốc đã không mang lại lợi ích tốt nhất đối với Pakistan. Tuy nhiên, trong khi thỏa thuận thương mại là nguyên nhân dẫn đến việc tạo ra thâm hụt thương mại 9,7 tỉ USD, thì thực tế đơn giản của vấn đề là hàng hóa dựa trên nguồn tài nguyên của Pakistan không thể bù đắp cho hàng nhập khẩu giá trị gia tăng của Trung Quốc.
Lập trường duy nhất mà các nhà đàm phán thỏa thuận thương mại có thể thực hiện là các nhượng bộ đơn phương để đổi lấy quyền tiếp cận ưu tiên cho Pakistan, vốn đã dần biến mất vì hiệp định thương mại Asean - Trung Quốc.
Gạo đặc biệt hay vướng vào vấn đề tranh chấp vì nó là một mặt hàng xuất khẩu có thể được tăng lên nhiều lần, nếu không bị giới hạn bởi thuế quan.
Thị trường gạo gần 2 tỉ USD của Trung Quốc bị chi phối bởi các quốc gia Asean, kể từ khi thuế suất 33,7% tính trên hàng nhập khẩu của họ gần bằng một nửa thuế quan 65% mà các nhà xuất khẩu của Pakistan phải đối mặt. Nếu Pakistan được hưởng mức thuế ưu đãi tương tự, xuất khẩu hiện tại, đạt 124 triệu USD, có thể tăng trưởng khá dễ dàng.
Trong khi Trung Quốc không phải một thị trường tiêu thụ gạo basmati, quốc gia này đã cho phép sự tiếp cận của gạo basmati Ấn Độ, nhưng cấm tất cả các loại khác dựa trên các yêu cầu kiểm dịch thực vật. Mặc dù vậy, giao thức này đã được sửa đổi trong chuyến thăm tới Trung Quốc hồi đầu năm nay của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Vì nhu cầu hạn chế đối với gạo basmati, Pakistan là nhà cung cấp gạo không có nguồn gốc từ Asean lớn duy nhất của thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi giao thức sửa đổi cho phép nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ, lô hàng đầu tiên trong số đó đã được xuất khẩu vào hôm 28/9.
Ấn Độ và Pakistan phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu gạo tương đương do đó, hai quốc gia đối thủ có một chiến trường mới để đầu tư vào.
Với 7 tỉ USD giá trị xuất khẩu trong năm 2017, Ấn Độ chắc chắn là nhà sản xuất và xuất khẩu gạo lớn hơn nhiều so với Pakistan, với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,6 tỷ USD.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kuwait, Arab Saudi, Anh, Mỹ và Australia là một số điểm đến khác mà Pakistan và Ấn Độ đang cạnh tranh với nhau trong lĩnh vực gạo. Theo báo cáo của TDAP năm 2010, Ấn Độ đang đi trước Pakistan ở tất cả các thị trường này.
Vì vậy, nếu FTA giữa Pakistan - Trung Quốc không được đàm phán lại để đưa ra thuế quan tiếp cận thị trường tốt hơn, có khả năng Pakistan sẽ mất một trong những thị trường gạo lớn nhất vào tay Ấn Độ. Với tầm quan trọng của gạo trong giỏ xuất khẩu của Pakistan và kỳ vọng của chính phủ đương nhiệm đối với xuất khẩu đạt 27 tỉ USD, việc gia tăng tiếp cận thị trường Trung Quốc của Ấn Độ có thể gây khó khăn trong kế hoạch quốc gia.
Nguồn: Vietnambiz