Báo cáo "Nuôi trồng thủy sản - Khủng hoảng kinh tế Brazil và cơ hội cho ngành thủy sản" đưa ra dự báo, sản lượng cá rô phi của Brazil sẽ tăng trung bình 10%/năm và sẽ vượt 490.000 tấn vào năm 2020. Ngoài ra, sản lượng cá  nước ngọt Tambaqui (Colossoma macropomum) dự kiến ​​đạt 330.000 tấn, tương đương cùng kỳ năm trước.

Báo cáo cho thấy, phần lớn việc tăng sản lượng cá rô phi, được hỗ trợ bởi  sản lượng ngũ cốc của Brazil tăng mạnh, đặc biệt là ở vùng Trung Tây, nơi có nguồn cung dồi dào, nhưng dịch vụ vận chuyển kém phát triển, làm cho giá ngũ cốc đứng ở mức thấp. Sự phát triển của ngành thủy sản này cũng được thúc đẩy do tỷ giá ngoại tệ giảm, cùng với lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu giảm, điều này góp phần làm tăng trưởng ngành nuôi trồng cá rô phi Brazil trong những năm tới.

Ngân hàng Rabobank cho rằng Brazil có tất cả các yếu tố để trở thành một "siêu cường nuôi trồng cá rô phi", nhưng tại sao sản lượng nuôi trồng của nước này vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Na Uy. Ngay tại châu Mỹ Latinh, thì Brazil cũng kém Chile và Ecuador, cả hai nước này đã xuất khẩu ra toàn thế giới.

Đó là hệ quả của hệ thống quan liêu, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, thiếu cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho ngành nuôi trồng trong nước cũng như xuất khẩu - gần đây đồng tiền Brazil tăng giá, đã tạo sự cạnh tranh mạnh trong nhập khẩu suốt thập kỷ qua, góp phần kích thích sự phát triển nuôi trồng.

Từ đầu năm 2014 đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là về  kinh tế. Brazil đã và đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị và suy thoái kinh tế, lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sản xuất là ngành kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng nhất.

Báo cáo cho thấy, kinh tế suy thoái làm cho đồng Real Brazil mất giá mạnh, đồng Real đã giảm từ mức 2BRL/USD vào đầu năm 2013, xuống còn 3,3 BRL/USD vào tháng 6/2016.

Đồng Real dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm nữa – xuống 3,5BRL/USD trong nửa cuối năm nay, sẽ tác động đến tất cả các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt tạo sự cạnh tranh trong nhập khẩu, chẳng hạn như ngành nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, thị trường Brazil vẫn phụ thuộc vào các sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, 30% sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước được nhập từ nước ngoài, và nhập khẩu tăng với tốc độ 11%/năm từ năm 2005 đến năm 2014. Tuy nhiên, ngân hàng Rabobank cho biết, xu hướng này đã thay đổi từ năm 2015 do sự mất giá của đồng tiền Brazil, làm cho sản phẩm thủy sản trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt là khi so sánh với sản phẩm thịt trong nước.

Nhu cầu về thủy sản nhập khẩu được bù đắp bởi sản phẩm thịt gà, thịt bò, hoặc thủy sản nuôi trồng trong nước. Điều này tạo cơ hội cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản trong nước, bằng cách lúc đầu cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, và một vài năm sau có thể xuất khẩu.

Thực tế, Brazil là thị trường duy nhất đáp ứng được nhu cầu phát triển sản phẩm thủy sản của thị trường toàn cầu. Điều này một phần là do có vị trí tiềm năng để phát triển sản xuất ngũ cốc, đặc biệt là ngô và đậu nành - hai thành phần chủ yếu dùng để nuôi trồng thủy sản. Brazil đã tăng mạnh sản lượng ngũ cốc trong thập kỷ qua, sản lượng ngô và đậu tương tăng từ 88 triệu tấn năm 2006, lên khoảng 160 triệu tấn trong năm 2016. Cơ sở hạ tầng yếu kém, sản lượng ngũ cốc cao nhưng giá trong nước lại thấp.

Báo cáo cho biết, nuôi trồng cá rô phi hiện là ngành thủy sản phát triển nhất và rất có triển vọng. Theo Tập đoàn Embrapa (Tập đoàn nghiên cứu nông nghiệp Brazil) và CNA (Tập đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil), bang Parana - miền nam Brazil là nơi nuôi trồng chủ yếu cá rô phi, chiếm hơn 25% sản lượng của cả nước. Một trong những lý do chính để phát triển mạnh nuôi trồng cá rô phi, là do tỷ lệ chuyển đổi thành phẩm tốt, tỷ lệ khoảng 1,4 (tức là tỷ lệ hiệu quả giữa đầu vào và đầu ra).

Ngân hàng Rabobank cho biết, do yêu cầu vốn lúc đầu tương đối thấp và công nghệ nuôi trồng đơn giản, nên doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Brazil có thể tạo ra lợi nhuận 20% khi nuôi cá rô phi.

Khi được thị trường trong nước chấp nhận, ngành này dự kiến sẽ ​​phát triển mạnh, bước đầu cung cấp cho thị trường trong nước và có khả năng thay thế sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Khi được nuôi trong nước với chi phí thấp, cá rô phi sẽ là sản phẩm lý tưởng trong điều kiện kinh tế suy thoái hiện nay. Trong các năm tiếp theo sẽ thâm nhập vào thị trường xuất khẩu cá phi lê tươi; về lâu dài, thậm chí có thể cạnh tranh với cá phi lê đông lạnh của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, loài cá nước ngọt Tambaqui cũng được ưa chuộng tại thị trường Brazil,  (ở các nước Nam Mỹ khác gọi là cá  "cachama") rất dễ nuôi, ít bệnh và có sức đề kháng tốt đối với môi trường, nhưng so với cá rô phi, thì chi phí nuôi loài cá này cao hơn, mà hiệu quả thấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tập đoàn Embrapa, giá cá này cao hơn so với giá cá rô phi, đó là một lợi thế cạnh tranh về lợi nhuận đối với các loài  ở vùng Amazon.

Nguồn: VITIC/Seafoodsource.com

 

 

Nguồn: Vinanet