Các nhà máy nghiền đậu tương của Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm hoạt động trong những tháng tới do sự chậm trễ trong thu hoạch ở nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil, đẩy giá lên và có thể dẫn đến lượng hàng tồn kho giảm mạnh.
Sự thiếu hụt sẽ có thể sẽ kéo dài đến giữa tháng 4, và diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh ban hành một văn bản chính sách lớn nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Giá đậu tương tăng cao do nguồn cung thắt chặt. Nguồn Reuters
Các lô hàng đậu tương từ Brazil đến miền nam Trung Quốc sẽ rất hạn chế trong tháng 3/2021 dẫn đến việc nguồn cung sẽ khan hiếm trong khi đậu tương được sử dụng nhiều để làm bột đậu nành, một thành phần thức ăn quan trọng cho đàn lợn của Trung Quốc.
Trung Quốc dự định tạm dừng hoạt động trong vài ngày nhưng hiện tại họ sẽ phải kéo dài thời gian đó lên hai tuần vì hàng hóa đang bị chậm trễ.
Hạn hán đã trì hoãn việc trồng đậu tương ở Brazil vào cuối năm 2020 và những trận mưa kéo dài đã làm gián đoạn thu hoạch trong năm nay. Điều tương tự như những gì đã xảy ra vào đầu năm ngoái khi các nhà máy nghiền đậu tương của Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hàng tồn kho giảm xuống mức thấp kỷ lục và giá bột đậu tương tăng cao.
Khoảng 5,5 triệu tấn đậu tương dự kiến sẽ đến Trung Quốc vào tháng 3/2021 tăng từ 4,28 triệu tấn của tháng 3/2019, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ đậu tương trung bình hàng tháng là 8-9 triệu tấn.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tính từ năm 2015. Nguồn Reuters
Tính đến ngày 23/2/2021, dự trữ khô đậu tương hàng tuần của Trung Quốc ở mức 758.800 tấn, cao hơn gấp đôi so với năm 2020. Tồn kho đậu tương ở mức 5,73 triệu tấn, ngang bằng với mức năm ngoái.
Giá đậu tương kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng 6% trong tháng 2/2021 lên 3.587 CNY (tương đương 555 USD)/tấn, trong khi giá đậu tương nội địa tăng 8%, gần mức cao kỷ lục được ghi nhận vào tháng 7/2008.
Dự trữ đậu tương sẽ giảm đáng kể trong tháng 3… giá bột đậu tương cũng dự kiến tăng nhưng sẽ ổn định hơn so với năm 2020. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi đã rút ra bài học từ năm ngoái nên họ đã tích lũy trước nguồn dự trữ bột đậu tương dồi dào.
Sản lượng đàn lợn phục hồi nhanh chóng sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát cũng dẫn đến nhập khẩu đậu tương cao hơn năm trước, trong khi các đợt bùng phát mới đã làm suy yếu nhu cầu chung.

Nguồn: VITIC/Reuters