Trong tháng 4/2017, Trung Quốc nhập khẩu 8,02 triệu tấn đậu tương, tăng 13,4% so với cùng tháng năm ngoái, và đạt mức cao kỷ lục, số liệu hải quan cho biết.
Con số này ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp, nhập khẩu đạt mức cao kỷ lục trong tháng, với tổng khối lượng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2017 tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Và hoạt động nhập khẩu đậu tương Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn duy trì mạnh mẽ trong tháng 5 và tháng 6, đạt khoảng 8-9 triệu tấn mỗi tháng. Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago sẽ hồi phục, sau khi chạm mức thấp nhất 1 năm vào tháng trước.
Hậu thuẫn giá
Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng vào những tháng tới, do nhu cầu đối với đậu tương của Trung Quốc để sản xuất thức ăn chăn nuôi và dầu thực vật không giảm sút.
Nhu cầu đậu tương tiếp tục tăng mạnh mẽ, đặc biệt từ Trung Quốc, chiếm hơn 60% lượng đậu tương nhập khẩu toàn cầu, có khả năng hỗ trợ giá.
Nhập khẩu đậu tương gia tăng cho thấy nhu cầu thức ăn chăn nuôi cho ngành chăn nuôi lợn của nước này tăng mạnh. Bởi vậy, Cofco – doanh nghiệp nông sản lớn của nước này cho biết, đến năm 2020, số đầu con lợn sẽ tăng thêm 2 triệu, lên 5 triệu con.
Tuy nhiên, do dư thừa trong ngành công nghiệp này, các nhà nghiền đậu tương Trung Quốc chịu lợi nhuận âm trong 2 tháng.
Lợi nhuận biên ở mức âm 251 NDT/tấn đậu tương nhập khẩu vào cuối tháng 4/2017, hiện tại âm 211 NDT/tấn đối với các nhà chế biến thuộc tỉnh Sơn Đông, số liệu Reuters cho biết.
Tuy nhiên, kế hoạch của Trung Quốc trong tháng 7/2017 nhằm cắt giảm thuế VAT đối với đậu tương nhập khẩu thêm 2 điểm, xuống còn 11% để thúc đẩy lợi nhuận.
“Quyết định của Trung Quốc sẽ điều chỉnh thuế VAT từ 13%, xuống 11%”, Benson Quinn, nhà môi giới hàng hóa cho biết.
Những người chăn nuôi Trung Quốc chuyển sang dùng đậu tương.
Sự tăng trưởng nhu cầu cũng thúc đẩy tăng trưởng sản lượng đậu tương nội địa, Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc quốc gia Trung Quốc cho biết. Trung Quốc sẽ mở rộng sản xuất hạt có dầu trong năm nay, tăng 9,2% lên 14,3 triệu tấn.
Ước tính diện tích trồng đậu tương tăng 10,5%, lên 7,9 triệu ha, và giảm 2,7% và 3,1% diện tích trồng ngô và hạt cải dầu theo thứ tự lần lượt, xuống còn 35,4 triệu ha và 6,88 triệu ha.
Trung tâm dự kiến, sản lượng ngô thị trường Trung Quốc sẽ giảm 3,7%, xuống còn 211,5 triệu tấn, do sự thay đổi trợ cấp đã giảm sự hấp dẫn đối với nông dân trồng ngũ cốc. Sản lượng hạt cải dầu dự kiến giảm 1,9%, xuống còn 13,7 triệu tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet