Tại cảng TPHCM giá cà phê robusta theo giá FOB phiên ngày 29/11 tăng 46 USD lên 1.983 USD/tấn.
Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

28/11

Ngày

29/11

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.937

1.983

+46

Đăk Lăk

VND/kg

42.700

43.500

+800

Lâm Đồng

VND/kg

41.800

42.600

+800

Gia Lai

VND/kg

42.500

43.300

+800

Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn đã hồi phục từ mức thấp nhiều tuần trong phiên đầu tuần, do đồng nội tệ Brazil tăng giá so với đồng USD thu hút mua vào.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 thiết lập tăng 1,25 cent, tương đương 0,8%, chốt ở 1,5665 USD/lb. Giá đã tăng lần đầu tiên trong bốn phiên sau khi giảm xuống mức 1,542 USD hôm thứ sáu (25/11), mức thấp nhất kể từ ngày 12/10. Giá robusta kỳ hạn cũng tăng lên do triển vọng nguồn cung thắt chặt.
Hãng môi giới hàng hóa Marex Spectron dự báo hôm đầu tuần rằng cà phê arabica thặng dư 5,8 triệu bao sẽ bù đắp cho lượng thiếu hụt 5,6 triệu bao robusta trong vụ 2016/17.
Hãng này đã dự báo thặng dư cà phê toàn cầu vụ 2016/17 ở mức 0,3 triệu bao (loại 60kg) so với mức thâm hụt 2 triệu bao vụ 2015/16. Trong tháng 8 trước đó, Marex dự báo vụ 2016/17 sẽ thâm hụt toàn cầu 1 triệu bao cà phê.
Giá robusta kỳ hạn tháng 1 đóng cửa tăng 46 USD, tương đương 2,3%, lên mức 2.078 USD/tấn.
Giá ca cao kỳ hạn lại có diễn biến ngược lại so với mức tăng của các thị trường hàng hóa lớn do chỉ số Thomson Reuters của 19 nguyên liệu hàng hóa nhảy lên mức cao bốn tuần.
Giá ca cao London kỳ hạn tháng 3 chốt phiên giảm 10 GBP, tương đương 0,5%, xuống mức 1.975 GBP/tấn. Giá ca cao New York kỳ hạn tháng 3 cũng giảm 13 USD, tương đương 0,5%, chốt ở 2.402 USD/tấn.
Thời tiết cả mưa lẫn nắng trải đều khắp các khu vực trồng ca cao của Bờ Biển Ngà cuối tuần trước rất thuận lợi cho cây trồng phát triển trong vụ chính từ tháng 10 – tháng 3, người trồng ca cao cho biết, mặc dù mùa khô đã bắt đầu sớm.
Lượng ca cao cập cảng tại Bờ Biển Ngà – nước trồng hàng đầu đạt khoảng 470.000 tấn tính đến ngày 27/11 kể từ đầu vụ, giảm 7% từ mức 506.000 tấn trong cùng kỳ vụ trước, theo các nhà xuất khẩu ước tính hôm đầu tuần.
Các nhà xuất khẩu đã ước tính khoảng 46.000 tấn ca cao đã được giao đến cảng Abidjan và 37.000 tấn được giao đến cảng San Pedro trong tổng số 83.000 tấn từ ngày 21 – 27/11, tăng mạnh so với 43.000 tấn giao trong cùng giai đoạn vụ trước.
Sản lượng ca cao vụ mới của Brazil đã sẵn sàng để hồi phục sau khi giảm mạnh trong vụ trước bởi hạn hán, theo ước tính của một nhà phân tích và Hiệp hội ngành công nghiệp nước này.
Sự hồi phục đó khiến các hãng chế biến ca cao Brazil năm tới sẽ phải cắt giảm lượng nhập khẩu mà họ đã đặt hàng trong năm nay.
Theo Hiệp hội Ca cao Brazil (AIPC), nước này có thể sản xuất khoảng 200.000 tấn ca cao trong vụ 2016/17 so với 150.000 tấn trong vụ trước.
Brazil là nước sản xuất ca cao lớn thứ 6 trên thế giới với 6 hãng chế biến ca cao, trong đó có tới 4 hãng đặt tại Đông Bắc Bahia và 2 hãng còn lại đặt tại bang Sao Paulo. (Agroviet)
Các nhà sản xuất ca cao Brazil thường thu hoạch một năm hai vụ vào tháng 11- tháng 2 và từ tháng 4 – tháng 8.
Cho đến năm nay thì nhập khẩu ca cao từ Ghana vẫn đều đặn với 80.000 tấn, nhưng sang năm con số này có thể sẽ phải giảm khoảng một nửa, theo Giám đốc điều hành Eduardo Bastos của AIOC.
Nguồn: VITIC/Reuters, giacaphe.com

Nguồn: Vinanet