Giá tại Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới tuần này gần như không thay đổi, loại 5% tấm giá 335-345 USD/tấn, FOB, so với 335-350 USD/tấn một tuần trước đây.

“Thị trường trầm lắng vì đang kỳ nghỉ lễ, chỉ có một số ít thương gia bán trên thị trường nội địa, không có hợp đồng xuất khẩu”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
“Có một số hợp đồng với tư thương Philippines, hàng đã giao, còn với khách hàng Trung Quốc gần như không có hợp đồng nào”, Reuters dẫn lời một thương gia khác cho biết.
Ước tính xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2016 đạt 4,88 triệu tấn, giảm 25,8% so với năm trước.
Tại Thái Lan dự kiến cũng sẽ không có hợp đồng mới nào cho đến qua Tết dương lịch.
“Thị trường vắng vẻ…giá tính theo baht không thay đổi, nhưng đồng baht giảm giá nên tính theo USD thì giá giảm nhẹ”, một thương gia ở Bangkok cho biết.
Gạo 5% tấm giá tham chiếu hiện khoảng 355-360 USD/tấn, so với 360 USD/tấn một tuần trước đây. Reuters
Thông tin liên quan
Lịch tàu bốc xếp gạo (Việt Nam)
Cảng: Sài Gòn
Tàu đến: 2/11-28/12 2016

Tên tàu

Khối lượng (tấn)

Điểm đến

Lydia

29.000

Cuba

Phu An 36

4.700

Châu Phi

Sea Dragon

4.500

Đông Timor

Tổng cộng

38.200

 

Nguồn: Reuters

Việt Nam: Xuất khẩu gạo năm 2016 đạt 2,2 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 ước đạt 399.000 tấn với giá trị đạt 181 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2016 ước đạt 4,88 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm 2015.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt 448 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 35,9% thị phần. Trong 11 tháng, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,61 triệu tấn với 722,2 triệu USD, giảm 20,5% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Gana là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 11,1% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 11 đạt 452.500 tấn và 222,3 triệu USD, tăng 28,8% về khối lượng và tăng 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Philippine (65%), Malaysia (48%), Hoa Kỳ (33%), Singapore (30,7%), Indonesia (22%), Bờ biển Ngà (21,5%) và Hồng Kông (19%). TTXVN
Gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo với Philippines
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết gia hạn Bản thỏa thuận về thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philippines bằng hình thức công hàm trao đổi.
Cụ thể, Chính phủ đồng ý gia hạn bản thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Philippines về việc Việt Nam cung cấp gạo cho Philippines bằng hình thức công hàm trao đổi và phê duyệt nội dung của các công hàm trao đổi.
Chính phủ ủy quyền cho Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện, gửi công hàm trao đổi cho phía Philippines để gia hạn Bản Thỏa thuận nêu trên và thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan.TTXVN
Philippines sẽ mua thêm 293.000 tấn gạo Việt Nam
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp Philippines đã được Cơ quan Lương thực nước này cho phép nhập khẩu thêm 293.100 tấn gạo từ Việt Nam.
Việc nhập khẩu tăng thêm này nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực cho mùa giáp hạt năm 2017.
Ngoài Việt Nam, các doanh nghiệp Philippines cũng được nhập khẩu số lượng tương tự từ Thái Lan; nhập 50.000 tấn gạo từ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan; 15.000 tấn từ Australia; 4.000 tấn từ Elsavador và 50.000 tấn từ bất kỳ nước khác. Tổng cộng các doanh nghiệp Philippines được cấp phép nhập khẩu khoảng 805.200 tấn gạo, nhận hàng trước ngày 28/2/2017.
Ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch VFA cho biết, mặc dù nhu cầu nhập khẩu lần này từ Philippines không nhiều nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước cải thiện tình hình tiêu thụ lúa gạo đang hết sức ảm đạm hiện nay.
Mặc dù vậy, ông Năng cũng cho rằng, hiện thông tin này mới được phía Philippines công bố, chưa giao chỉ tiêu cụ thể cho từng doanh nghiệp nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được.
Trước đó, vào cuối tháng 8.2016, Việt Nam cũng đã trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippines với mức giá khá tốt, 424,85 USD/tấn. Tuy nhiên, việc trúng thầu này đã không tác động nhiều đến thị trường lúa gạo trong nước do lượng gạo trúng thầu quá nhỏ so với nguồn cung dự trữ hiện tại.
Hiện giá lúa gạo trong nước vẫn đang giảm sâu. Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.750 – 4.850đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 – 5.200 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.200 – 6.300 đồng/kg tùy từng địa phương. tintucnongnghiep
Lào tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Lào có kế hoạch tăng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2017 sau khi nhận thấy thị trường đông dân nhất thế giới này đánh giá cao chất lượng gạo xuất khẩu của Lào.
Lào bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ năm 2015. Trong năm 2016, Lào đã xuất khẩu khoảng 4.200 tấn gạo nếp và gạo tím (purple rice) sang Trung Quốc và dự kiến con số này sẽ tăng lên trên 8.000 tấn vào năm 2017 do nhu cầu gạo Lào tại thị trường Trung Quốc gia tăng.
Chuyến hàng 100 tấn gạo Lào đầu tiên xuất sang Trung Quốc có giá 58 Nhân dân tệ/kg (trên 190.000 đồng/kg). Việc Lào xuất khẩu được gạo hữu cơ vào thị trường Trung Quốc được xem là một bước đột phá lớn, mở ra cơ hội cho gạo Lào trong việc tiếp cận một trong những thị trường lớn nhất thế giới.
Kể từ năm 2.000, Lào đã xuất khẩu trên 300.000 tấn gạo/năm sang các nước Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác.
Hiện các sản phẩn gạo xuất khẩu chính của Lào đến chủ yếu từ tỉnh Savannakhet, Trung Lào. Tỉnh Savannakhet đang áp dụng mô hình "Khuyến khích đầu tư 2+3", theo đó, người dân góp đất và lao động, trong khi công ty đầu tư sẽ cung cấp vốn, trợ giúp kỹ thuật và thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Các quan chức phụ trách nông nghiệp của Lào cho biết thách thức lớn nhất hiện nay cho đầu ra của gạo hữu cơ Lào là mức giá tương đối cao của các sản phẩm gạo và chi phí vận chuyển cao so với các nước láng giềng.

Trong năm tài chính 2015-2016, sản lượng gạo của Lào đã đạt 4,12 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng lên 4,35 tấn vào năm 2017. Lào có kế hoạch sẽ sản xuất khoảng 5 triệu tấn gạo vào năm 2020 để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.TTXVN

 

 

Nguồn: Vinanet