Vào lúc 9h17 ngày 6/02/2020 (giờ Việt Nam), giá đậu tương tại Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp, được thúc đẩy bởi số liệu kinh tế Bắc Mỹ tăng mạnh, song mức tăng bị hạn chế do lo ngại về triển vọng nhu cầu Trung Quốc.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn Chicago tăng 0,4% lên 8,83-3/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,1% lên 8,88 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 30/1/2020.
Giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn Chicago không thay đổi ở mức 3,8-3/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó giảm 0,4%.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn Chicago tăng 0,4% lên 5,64-3/4 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,9%.
Brazil sẽ sản xuất khoảng 124 triệu tấn đậu tương trong niên vụ 2019/20, tăng 1,9% so với dự báo tháng 1/2020.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow cho biết virus corona sẽ làm chậm tiến độ xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc như dự kiến từ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Thỏa thuận được ký vào ngày 15/1/2020 và có hiệu lực vào ngày 15/2/2020, đình chỉ vòng đàm phán thuế quan mới của Mỹ để đổi lại việc Trung Quốc mua nông sản, năng lượng và hàng hóa sản xuất và dịch vụ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, sản lượng ethanol sản xuất từ ngô của Mỹ trong tuần mới nhất tăng lên 1,08 triệu thùng/ngày, so với 1,03 triệu thùng/ngày tuần trước đó, trong khi đó dự trữ giảm xuống 23,47 triệu thùng.
Tổng dự trữ lúa mì của Canada tính đến 31/12/2019 đạt 24,982 triệu tấn, giảm so với 25,109 triệu tấn năm trước đó, song vẫn cao hơn ước tính trung bình 24,6 triệu tấn của các nhà phân tích.
Chứng khoán châu Á tăng, 1 ngày sau khi chỉ số S&P 500 đạt mức cao kỷ lục do số liệu kinh tế Mỹ cải thiện, trong khi các nhà đầu tư tập trung vào tác động của virus corona bùng phát.
Đồng USD tăng được hỗ trợ bởi số liệu trong nước vững chắc và dự kiến tác động kinh tế của virus corona có thể được hạn chế.
Chỉ số S&P 500 đạt mức cao kỷ lục trong ngày 5/2/2020, khi chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp do số liệu kinh tế Mỹ cải thiện và giảm bớt lo ngại tài chính suy yếu từ tác động của virus corona tại Trung Quốc.

Nguồn: VITIC/Reuters