Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo congthuong.vn, giá các mặt hàng thực phẩm như bắp cải tím 37.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; bí đỏ 24.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; bí xanh 41.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cải bó xôi 42.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Nhiều mặt hàng tiếp tục duy trì ở mức cao như bông cải trắng 55.000 đồng/kg; bông cải xanh 45.000 đồng/kg, đậu ve 35.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg. Nguyên nhân do mấy tuần nay thời tiết thay đổi mưa nhiều, dịch bệnh phát triển, nguồn cung hạn chế khiến giá cả các mặt hàng lên cao, nhu cầu tiêu thụ không có sự đột biến dẫn tới thị trường cũng chững lại so với phiên đầu tuần.

Tại ĐBSCL, nhiều mặt hàng thực phẩm ghi nhận tăng giá. Cụ thể, giá cải ngọt, cải xanh tăng 1.000 đồng/kg lên mức 27.000 đồng/kg; củ cải trắng tăng 1.000 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg; đậu que 20.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; đậu đũa tăng 1.000 đồng/kg lên mức 11.000 đồng/kg; hành lá 55.000 đồng/kg; gừng 36.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cà tím 24.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; nấm rơm 80.000 đồng/kg. Giá nhiều mặt hàng thủy sản tiếp tục giảm hoặc giữ nguyên giá, khó tiêu thụ. giá cá tra và giá tôm nguyên liệu giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Cụ thể, giá cá tra dao động từ 18.000 - 19.000 đồng/kg; giá tôm thẻ 122.000 - 178.000 đồng/kg, tùy size.

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến giá cua và tôm hùm giảm mạnh so với trước đó.

Cụ thể, cua gạch son được thương lái thu mua giá 230.000 - 250.000 đồng/kg, giảm gần 100.000 đồng/kg so với tháng trước; cua y có từ 160.000 - 170.000 đồng/kg, giảm 80.000 đồng/kg; cua tứ 150.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do dịch bệnh kéo dài khiến các thị trường xuất khẩu đều gặp khó khăn, nguồn cung luôn trong tình trạng dư thừa;

Tương tự tại xã Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định), thay vì niềm vui bước vào chính vụ thu hoạch tôm hùm thì ngư dân nuôi trồng loại hải sản đắt đỏ này lại đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng bởi giá tôm hùm giảm chỉ còn phân nửa so với trước. Cụ thể, giá tôm hùm bông loại 1 giảm còn 600.000-650.000 đồng/kg, loại 2 giảm còn 450.000-500.000 đồng/kg, loại 3 giảm còn 300.000 đồng/kg. Người nuôi tôm hùm xanh tại Khánh Hòa cũng gặp nhiều khó khăn do giá mặt hàng này giảm chỉ còn 450.000-500.000 đồng/kg loại 1. Nguyên nhân là do xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó, cộng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động đến thị trường tiêu thụ trong nước.

Tại các siêu thị, theo ghi nhận của trang cungcau.vn các loại rau xanh, trái cây,... và nhiều thực phẩm tươi sống khác được điều chỉnh giảm từ 3.000-38.000 đồng/kg. Cụ thể, tại siêu thị BigC, cốt lết lợn giảm 8.000 đồng còn 121.000 đồng/kg, thăn bò giảm 38.000 đồng còn 274.000 đồng/kg, cá bớp giảm 5.000 đồng còn 199.000 đồng/kg, bạch tuột nhỏ giảm 3.000 đồng còn 135.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, một số loại rau xanh và trái cây cũng được điều chỉnh giảm như xà lách xanh giảm còn 9.900 đồng/200gr, măng tây giảm còn 22.900 đồng/250gr, bưởi da xanh giảm còn 25.500 đồng/kg, ổi ruột đỏ còn 15.500 đồng/kg,...

Bảng giá thực phẩm ngày 27/8/2020

STT

Sản phẩm

Chợ(đồng/kg)

BigC (đồng/kg)

1

Sườn non

230.000 - 240.000

264.000

2

Nạc đùi heo

160.000 -165.000

185.000

3

Nạm bò

150.000 -160.000

182.000

4

Sườn bò

165.000 -170.000

195.000

5

Chân gà

50.000 -55.000

49.900

6

Cánh gà

76.000 -80.000

87.000

7

Cua biển loại 1

320.000 -330.000

348.000

8

Bạch tuột

120.000 - 125.000

148.500

9

Cá chỉ vàng

60.000 - 65.000

76.000

10

Cá diêu hồng

60.000 - 65.000

70.500

11

Cá basa

40.000 - 45.000

48.800

12

Su hào

15.000 - 17.000

20.000

13

Khổ qua

20.000 - 23.000

29.500

14

Rau mồng tơi

28.000 - 30.000

27.600

15

Rau dền

25.000 - 27.000

27.600

16

13.000 - 15.000

20.900

17

Bầu

13.000 - 15.000

16.900

18

Ổi

10.000 - 12.000

8.700

19

Đu đủ

12.000 -15.000

11.800

20

Dưa lưới

50.000 - 55.000

49.900

 Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp do vậy, thị trường trong nước tiếp tục giữ vai trò là động lực sản xuất đối với các doanh nghiệp. Doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm 2020 dự báo tăng trưởng từ 10-10,5% so với năm 2019.

Nhằm cải thiện doanh thu bán lẻ, hệ thống phân phối hiện đại sau những ảnh hưởng suy giảm do dịch bệnh, các nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần tạo hiệu ứng chung cùng Doanh nghiệp từng bước khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, sức mua suy giảm thì việc tăng và đa dạng các chương trình khuyến mãi sẽ góp phần cải thiện tình hình, thu hút người tiêu dùng.
Ngoài việc đảm bảo an toàn phòng dịch tại các điểm bán trực tiếp, các nhà phân phối cũng khuyến khích khách hàng mua sắm trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại. Cạnh tranh bằng cách tung ra thị trường các sản phẩm mới, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như không chỉ giao hàng tận nhà, giao hàng nhanh, theo khung thời gian yêu cầu của khách hàng...

Nguồn: VITIC