Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.391

Trừ lùi: -45

Đắk Lăk

34.200

+200

Lâm Đồng

32.800

+200

Gia Lai

34.100

+200

Đắk Nông

34.000

+200

Hồ tiêu

45.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.155

-35

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới tăng lên do tác động của sương giá từ cuối tuần trước tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil kéo theo thị trường cà phê trong nước hồi phục.
Trên sàn New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1,05 US cent, tương đương 0,99% lên 1,0745 USD/lb sau khi giảm mạnh hơn 4% trong phiên trước đó. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 10 USD, tương đương 0,7% lên 1.436 USD/tấn.
Cuối tuần trước, sương giá đã đổ bộ vào các khu vực trồng cà phê của 3 bang Minas Geraiss, Paraná, và São Paulo của Brazil. Nghiêm trọng nhất là các vùng có nhiều diện tích cà phê đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Hiện nay các kỹ thuật viên nông nghiệp đang đến các vùng bị sương giá để khảo sát, đánh giá thiệt hại. Nhận định ban đầu là thiệt hại không hề nhỏ, do mặt trời đã đổ nắng gay gắt có khả năng thiêu rụi những vùng bị sương giá trước đó. Hậu quả đã thực sự nghiêm trọng cho thu hoạch vụ mùa năm tới. Ở một số khu vực cà phê trồng mới, nhiệt độ đã giảm xuống mức dưới 0 độ C.
Đại diện các nhà sản xuất cà phê ở Brazil và Colombia đã có cuộc họp vào ngày 14/6 tại Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng Brazil để cùng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng giá cà phê dai dẳng.
Các tổ chức tham gia vào cuộc đối thoại gồm Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia (FNC), Hội đồng Cà phê Quốc gia Brazil (CNC), Liên đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi của Hiệp hội Công đoàn Brazil, Hiệp hội Nông thôn Brazil, theo Global Coffee Report. FNC cho biết phản ứng của phần còn lại trong chuỗi giá trị không được như kì vọng mặc dù có nhiều nỗ lực đối thoại của các quốc gia và Diễn đàn nhà sản xuất cà phê thế giới (WCPF).
Brazil và Colombia sẽ cùng thực hiện nhiều hành động trên mọi lĩnh vực gồm đưa các nhà sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng và tăng giá trị nguồn gốc với mục tiêu phân phối giá trị tốt hơn trong chuỗi cung ứng, đảm bảo sự bền vững kinh tế của các nhà sản xuất và đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Hai nước cho biết họ cũng sẽ tập trung vào tầm quan trọng của tính minh bạch trên thị trường và hợp đồng cà phê giao sau để phản ánh thực tế của thị trường mà không có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá cả và làm tăng sự bất ổn định.
Khẳng định lại cam kết cân bằng cung cầu, Brazil và Colombia cùng với WCPF sẽ tích cực thúc đẩy thực hiện dự án toàn cầu nhằm tăng tiêu thụ ở các nước sản xuất cũng như tham gia vào việc nghiên cứu khoa học để phát triển các hình thức sử dụng thay thế của cà phê. Chi tiết về những hoạt động này được thảo luận tại WCPF từ ngày 10 - 11/7 tại Campinas, São Paulo, Brazil.