Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Thị trường

Đơn vị

Ngày

10/3

Ngày

13/3

Thay đổi

FOB (HCM)

USD/tấn

1.700

1.689

-11

Đăk Lăk

VND/kg

37.300

37.100

-200

Lâm Đồng

VND/kg

37.000

36.800

-200

Gia Lai

VND/kg

37.500

37.200

-200

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Sàn robusta thế giới giảm nhẹ khiến thị trường cà phê trong nước hạ nhiệt theo. Cụ thể giá thấp nhất ở 36.800 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất ở 37.200  đồng/kg tại Gia Lai. Giá cà phê xuất khẩu loại 5% hạt đen và vỡ giao tại cảng TP.Hồ Chí Minh giao dịch ở mức 1.689 USD/tấn, trừ lùi 80 USD/tấn.

Tuần trước, các nhà đầu tư chưa hết mối lo lãi suất đồng USD, lại đến lãi suất đồng Euro làm cho giá cà phê chao đảo. Kết thúc phiên cuối tuần, sàn robusta tăng khá giúp thị trường cà phê trong nước cũng đi lên vượt qua mức 37.000 đồng/kg khiến giao dịch có phần sôi động trở lại. Sau khi chững giá trong phiên đầu tuần, hôm nay giá cà phê nội địa bắt đầu hạ nhiệt trở lại.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 được giới thương mại dự đoán vào khoảng 2,5-2,8 triệu bao. Nông dân và đầu cơ nội địa được dự kiến còn nắm giữ gần 50% sản lượng vụ mùa vừa qua.

Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, sản lượng cà phê toàn cầu trong vài năm gần đây có xu hướng tăng, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á. Theo Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc, sản lượng cà phê toàn cầu đã tăng 13% trong giai đoạn 2006 – 2016, lên 9,22 triệu tấn. Riêng tại Đông Nam Á, sản lượng cà phê gần gấp hai lần, tăng 25% trong cùng kỳ lên 2,36 triệu tấn trong năm 2016, nhờ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Khu vực này hiện chiếm 1/4 sản lượng cà phê toàn cầu, với diện tích trồng gấp hai lần châu Phi, nơi được cho là quê hương của cà phê. Trong đó, Việt Nam là ngôi sao ngày càng sáng. Sản lượng cà phê của Việt Nam đã gấp 58 lần so với 30 năm trước. Việt Nam vượt Indonesia và Philippines vào những năm 1990 để trở thành nước trồng cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil. Sản lượng cà phê của Lào cũng gấp hơn hai lần so với 5 năm trước lên 140.000 tấn.