Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam  

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.410

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

32.600

-100

Lâm Đồng

31.800

-100

Gia Lai

32.600

-100

Đắk Nông

32.400

-100

Hồ tiêu

45.500

0

Tỷ giá USD/VND

23.150

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê thế giới giảm tiếp khiến giá cà phê trong nước chưa dừng đà giảm. Giá cao nhất chốt ở 32.600 đồng/kg tại Gia Lai và Đắk Lắk, 32.400 ở Đắk Nông và thấp nhất ở 31.800 đồng/kg tại Lâm Đồng.
Tại tỉnh Gia Lai, nắng hạn kéo dài khiến nông dân Gia Lai làm việc qua Tết trên vườn cà phê. Nhiều năm trước, khi lượng nước vẫn đều đặn đổ về sông, suối quanh các vườn cà phê, người dân nơi đây không cần quá vất vả trong việc tìm kiếm nguồn nước.
Thế nhưng 4 năm trở lại đây, lưu lượng nước giảm mạnh, rất nhiều sông, suối cạn đáy khiến người trồng cà phê ở Gia Lai điêu đứng, thậm chí hồ Thủy điện Ka Nak tại Gia Lai hiện nay chỉ đạt 10% dung tích.
Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai cũng gặp phải tình trạng quả cà phê có nhân rất nhỏ hoặc không nhân, đây cũng là tình trạng khá phổ biến mà người trồng cà phê tại Việt Nam đã gặp phải trong vụ vừa qua và vẫn sẽ tiếp diễn.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 0,95 US cent tương đương 1% xuống 96,85 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm 96,3 US cent/lb, gần mức thấp nhất 13 năm (94,65 US cent/lb) trong tuần trước đó. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn không thay đổi, ở mức 1.485 USD/tấn.
Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Hoa Kỳ (SCAA), số lượng các nhà bán lẻ cà phê đặc sản đã tăng 10 lần trong 20 năm trong giai đoạn 1993-2013, từ 2.850 lên 29.200 trong đó 45% là các chuỗi bán lẻ và 55% là các cửa hàng độc lập (kinh doanh tại ít hơn 3 địa điểm). Sự phát triển của các cửa hàng cà phê nhỏ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu cầu về cà phê đặc sản.
Cà phê là đồ uống được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, trong năm 2015, tác động kinh tế của ngành cà phê đối với Hoa Kỳ là 225,2 tỷ USD, trong đó người tiêu dùng đã dành 74,2 tỷ USD cho cà phê, ngành cũng tạo ra gần 1,7 triệu việc làm và góp tới 28 tỷ USD tiền thuế.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, sau EU, với kim ngạch năm 2019 dự báo sẽ tăng 2,1 triệu bao lên 26,5 triệu bao. Các nhà cung cấp hàng đầu bao gồm Brazil (23%), Colombia (22%), Việt Nam (15%) và Honduras (6%).
Về thương mại, con đường đi của cà phê thường không phải trực tiếp từ các nước xuất khẩu đến thẳng các nhà rang xay mà phần lớn trải qua nhiều khâu trung gian. Cấu trúc của thương mại cà phê tại các nước Bắc Mỹ, hầu hết các nước Tây Âu và Nhật Bản là khá giống nhau, theo đó cà phê được các nhà thu mua quốc tế, các thương nhân hay người môi giới mua từ các nước xuất khẩu.