Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường

Đơn vị

Ngày

06/4

Ngày

08/4

Ngày

10/4

FOB (HCM)

USD/tấn

1.271

1.313

1.299

Đăk Lăk

VND/kg

29.800

30.000

29.900

Lâm Đồng

VND/kg

29.400

29.600

29.400

Gia Lai

VND/kg

29.700

30.000

29.800

Đắk Nông

VND/kg

29.800

30.000

29.800

Tính chung cả tuần 15, thị trường London có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 2 USD, tương đương 0,17%, xuống 1.189 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm chỉ 1 USD, tương đương giảm 0,08 %, còn 1.219 USD/tấn. Thị trường New York cũng có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, nhưng giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 3,25 cent, tương đương 2,79 %, lên 119,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 3,35 cent, tương đương 2,85 %, lên 120,95 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể.

Đồng real hồi phục nhẹ nhưng chưa thể hỗ trợ gì nhiều cho hàng hóa nông sản, trong khi Brazil đã bắt tay vào thu hoạch vụ cà phê Conilon robusta mới năm nay, tiếp tục gây sức ép lên thị trường cà phê kỳ hạn London.

Giá cà phê tại Brazil cũng gần với mức kỉ lục, gần 550 real/bao (loại 60 kg). Nông dân chỉ có xu hướng bán khi giá vượt quá 500 real/bao. Hiệp hội xuất khẩu cà phê Brazil Cecafe cho biết tính đến thời điểm hiện tại các chuyến hàng vẫn được giao đều đặn nhưng các hãng vận chuyển thông báo tình trạng thiếu container có thể xảy ra.
Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) Colombia đã báo cáo sản lượng cà phê của nước này trong tháng 3/2020 chỉ đạt 806.000 bao, giảm 11,81% so với cùng kỳ năm trước, đưa sản lượng trong 6 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2019/20 đạt tổng cộng 7.412.000 bao, tăng 427.000 bao, tương đương 6,11% so với cùng kỳ niên vụ trước đó.
FNC – Colombia cũng đã báo cáo xuất khẩu trong tháng 3/2020 đạt 903.000 bao, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, đưa khối lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu niên vụ cà phê 2019/20 đạt tổng cộng 6.499.000 bao, giảm 390.000 bao, tương đương 5,66% so với cùng kỳ.
Dẫn nguồn Kinh tế và Tiêu dùng, mối lo ngại khi dịch bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu lao động và sẽ cản trở việc thu hoạch cà phê ở các khu vực trọng điểm như Trung và Nam Mỹ, nơi nhiều trang trại cà phê chưa được cơ giới hóa. "Colombia đã bắt đầu áp đặt lệnh cách ly quốc gia từ ngày 25/3. Mặc dù các chủ trang trại và công nhân được miễn trừ với biện pháp cách ly, việc di chuyển và nhà ở của khoảng 150.000 công nhân sẽ gặp khó khăn. Có thể giá cà phê sẽ tăng cao kỉ lục với nhu cầu hiện tại, tuy nhiên với mức giá đó, chúng tôi phải đối mặt với các vấn đề hậu cần và dịch bệnh", theo ông Roberto Velez, người đứng đầu liên đoàn trồng trọt nước này cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters