Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

Đắk Lắk

 

— Ea H'leo

48.000

Gia Lai

 

— Chư Sê

47.000

Đắk Nông

 

— Gia Nghĩa

48.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

 

— Giá trung bình

49.500

Bình Phước

 

— Giá trung bình

48.500

Đồng Nai

 

— Giá trung bình

47.000

                                                   tintaynguyen.com

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, hôm nay (15/7/2020), tại sàn Kochi - Ấn Độ, giá giao ngay chốt ở 32.325 rupee/tạ; giá kỳ hạn tháng 7/20 giảm 50 rupee, tương đương 0,15% ở mức 32.550 rupee/tạ.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

GIAO NGAY

32325

0

0.00

0

32325

32325

32325

32325

0

07/20

32550

-50

-0.15

0

32550

32550

32550

32600

0

giatieu.com

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 09/7/2020 đến ngày 15/7/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,59 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do Nepal tạm ngừng nhập khẩu hồ tiêu, Bộ Công Thương đang làm việc với Bộ Công Thương và Vật tư Nepal để đảm bảo các lô hàng của các doanh nghiệp sẽ được tái xuất về nước sau khi có đầy đủ giấy tờ, đáp ứng các quy định của Nepal.

 

Theo biện pháp mà Chính phủ Nepal áp dụng, các doanh nghiệp phải có L/C mở trước 29/3, đồng thời muốn tái xuất các lô hàng khỏi Nepal thì điều kiện quan trọng là phải có đơn xin tái xuất của các nhà nhập khẩu Nepal.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, các hợp đồng của 13 doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn đều không mở L/C. Hơn nữa, trong hơn 2 tháng vừa qua, kể từ ngày Nepal tạm ngừng nhập khẩu hồ tiêu, các nhà nhập khẩu tại Nepal có biểu hiện không hợp tác, không trả chứng từ, không ký đơn để các doanh nghiệp Việt Nam làm thủ tục tái xuất. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tái xuất các lô hàng theo mong muốn.

 

Để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal) phải tiếp tục họp với Hiệp hội và các nhà nhập khẩu hồ tiêu của Nepal để thuyết phục họ phối hợp, đồng ý ký đơn để các doanh nghiệp của Việt Nam tái xuất các lô hàng. Việc thuyết phục phía Nepal cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi Nepal không có cơ quan đại diện tại Việt Nam và ngược lại (Sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ kiêm nhiệm địa bàn Nepal).

 

Bộ Công Thương chia sẻ các khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải, đã và đang nỗ lực để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đây, Bộ Công Thương khuyến cáo cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với khu vực Nam Á như các thị trường Ấn Độ, Nepal cần có các biện pháp phòng tránh rủi ro. Khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần thiết phải áp dụng các điều kiện thương mại quốc tế như mở L/C không hủy ngang, đặt cọc trước, tránh sử dụng các phương thức khác có nhiều rủi ro, sẽ rất khó xử lý trong các tình huống phát sinh như vụ việc Nepal tạm ngừng nhập khẩu hồ tiêu vừa qua.

Nguồn: VITIC