Hiện giá tiêu đang được các doanh nghiệp và thương lái thu mua quanh mức 52.000 – 53.000 đồng/kg, tại Bà Rịa - Vũng Tàu được ghi nhận là vùng nguyên liệu có mức giá thu mua cao nhất đạt 54.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê mới đây của TCHQ, hạt tiêu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tháng 11/2018, mặc dù lượng xuất tăng gần 9%, nhưng giá trị giảm đến 32,5% do giá xuất bình quân giảm 38,2% xuống chỉ còn 3.271 USD/tấn.
Tính chung 11 tháng, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 718 triệu USD và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên sau nhiều năm không vượt qua con số 1 tỷ USD. Năm 2017, xuất khẩu tiêu đạt 1,12 tỷ USD, con số này đã thấp hơn năm 2016 gần 22%.
Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 17/12/2018
ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

17/12

+/- so với ngày 15/12

Đăk Lăk (Ea H'leo)

53.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

52.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

53.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

54.000

0

Bình Phước

53.000

0

Đồng Nai

52.000

0

(Nguồn:Tintaynguyen)
Dẫn nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ ngày 17/12/2018 lúc 10:32:35 (giờ Việt Nam) giá tiêu giao kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 70 rupee (tức tăng 0,18%) đạt 39.100 rupee/tạ; giao kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 268 rupee (tức giảm 0,69%) xuống còn 38.755,55 rupee/tạ.
Nguồn tin từ The Hindu Business Line, hiệp hội những người trồng tiêu ở Kerala và Kamataka cho biết lượng tiêu nhập khẩu trong tháng 9/2018 đã tăng gấp đôi so với tháng 8/2018 lên 1.000 tấn.
Hiệp hội Thương nhân, người trồng Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ ở Kerala cho rằng lượng tiêu nhập khẩu chủ yếu xuất xứ từ Việt Nam sau đó chuyển sang Sri Lanka và tạo ra giá trị gia tăng giả.
Theo ông Kishor Shamji, điều phối viên của hiệp hội, bất chấp giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) 500 rupee/kg hoạt động nhập khẩu đang diễn ra liên tục, tác động tiêu cực đến người trồng tiêu trong nước.
Ông Kishor Shamji cho biết thêm khối lượng hạt tiêu Việt Nam nhập khẩu thông qua Sri Lanka đã vượt 1.500 tấn trong tháng 10 đầu năm 2018 và có thể sớm vượt 2.500 tấn.
Được biết, Sản xuất hạt tiêu nội địa của Ấn Độ có khả năng giảm xuống dưới 50.000 tấn so với mức tiêu thụ 65.000 tấn.
Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.783 đồng/USD, tăng 5 đồng so với cuối tuần trước. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.466 VND/USD và tỷ giá sàn là 23.100 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại giá USD tăng mạnh, cụ thể như tại Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết ở mức 23.270 - 23.360 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 15 đồng ở cả 2 chiều; BIDV niêm yết ở mức 23.260 - 23.350 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả 2 chiều; Techcombank niêm yết giá đồng USD ở mức 23.235- 23.345 VND/USD (mua vào - bán ra) so với cuối tuần trước.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày hôm nay được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,32 VND/INR.
Trên thị trường tự do, khảo sát lúc 9h40, giá USD niêm yết ở mức mua vào là 23.360 đồng/USD và bán ra là 23.380 đồng/USD, tăng 20 đồng ở cả 2 chiều so với cuối tuần qua.

Nguồn: Vinanet