Hiện giá tiêu đang được các doanh nghiệp và thương lái thu mua quanh mức 55.000 – 56.000 đồng/kg; 57.000 đồng/kg chỉ có ở tại Bà Rịa – Vũng Tàu – vùng nguyên nguyên liệu luôn được ghi nhận là có mức giá cao nhất.
Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 19/11/2018
ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

19/11

+/- so với ngày 16/11

Đăk Lăk (Ea H'leo)

56.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

55.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

56.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

57.000

0

Bình Phước

57.000

0

Đồng Nai

55.000

0

              (Nguồn:Tintaynguyen)

Dẫn nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ ngày 19/11/2018 lúc 10:56:31 (giờ Việt Nam) giá tiêu giao kỳ hạn tháng 11/2018 và tháng 12/2018 đều đồng loạt giảm từ 120 – 209,5 rupee (tức giảm 0,30 – 0,52%) xuống quanh mức 39.757,15 – 40.030 rupee/tạ.
Trên thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, áp dụng cho ngày hôm nay 19/11/2018 là 22.721 đồng (không đổi so với cuối tuần qua).
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN là 22.700 đồng (mua) và 23.353 đồng (bán).
Giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng biến động nhẹ, như Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết ở mức 23.265 - 23.355 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua; BIDV, giá USD cũng đang được niêm yết ở mức 23.265 - 23.355 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng ở cả 2 chiều so với cuối tuần qua…
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày hôm nay được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 314,66 VND/INR.
Trên thị trường tự do, lúc 09h40 giá USD niêm yết ở mức mua vào là 23.420 đồng/USD và bán ra là 23.435 đồng/USD.
Dẫn nguồn tin từ VietnamBiz, hạt tiêu giá rẻ từ Việt Nam tràn ngập trên thị trường Ấn Độ thông qua Sri Lankia, nhờ cơ chế thuế quan thấp theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Thoả thuận Thương mại tự do Indo – Sri Lanka (ISFTA).
Theo ISFTA, Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hạt tiêu mỗi năm từ Sri Lanka với thuế suất bằng 0, và trên mức hạn ngạch sẽ bị áp thuế quan 8% theo SAFTA. Tuy nhiên, hạt tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế 52% theo thỏa thuận thương mại ASEAN.
“Giá hạt tiêu tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều… ngoài ra, nhập khẩu không chịu thuế quan, đối tượng được tái xuất khẩu trong 120 ngày với giá trị gia tăng”, ông Heman Kishor, chủ sở hữu của công ty Hemanand Spices có trụ sở tại Kochi, Ấn Độ nói. Tuy nhiên, hầu hết hạt tiêu nhập khẩu được bán một cách bất hợp pháp trên thị trường nội địa thay vì tái xuất.
Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu, cũng là nguồn hạt tiêu rẻ nhất trên thế giới.
Với nguồn cung từ Việt Nam, thị trường tiêu nội địa Ấn Độ sẽ duy trì trạng thái dư thừa, nhân tố cản trở giá tiêu tăng tới 37.500 – 42.500 rupee/100 kg trong vòng 2 – 3 tháng tới, ông M.C Kariappa, một người trồng tiêu tại Coorg, cho biết.
“Khi yêu cầu của thị trường được đáp ứng, giá sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất giảm vì sản lượng toàn cầu cao hơn nhiều và nhập khẩu đang đổ vào thị trường nội địa, vì vậy sẽ không có khoảng cách cung – cầu nào”, ông Vishwanath Krishnamurthy, người điều phối của Liên đoàn những người trồng tiêu đen, nhận định.

Nguồn: Vinanet