Hiện nay nhiều diện tích trồng tiêu đang phải đối mặt với sâu bệnh. Dẫn nguồn thông tin tintucnongnghiep.com, trong tuần đến 22/1/2018 sinh vật gây hại cho cây tiêu gồm:
+Tuyến trùng rễ: Diện tích nhiễm 7.898 ha (tăng 1.687 ha so với kỳ trước, tăng 1.986 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 2.112 ha, phòng trừ 1.371 ha. Tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang …
+ Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 8.188 ha (tăng 1.926 ha so với kỳ trước, tăng 1.785 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 2.153 ha, phòng trừ 1.967 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang…
+ Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 3.059 ha (tăng 551 ha so với kỳ trước, tăng 1.454 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 188 ha, mất trắng 156,9 ha (Bình Phước), phòng trừ 1.263 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang..
Vì vậy, người nông dân tại các tỉnh trồng tiêu cần có biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh kịp thời cho cây tiêu, không để ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch.
Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Chư Pưh, Gia Lai, tính đến năm 2018, toàn huyện đã có hơn 2,1 nghìn ha tiêu/tổng số 2,8 nghìn hộ trồng bị chết và nguyên nhân chủ yếu là do hạn hán và dịch bệnh.
Giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 24/1

 

Giá (đ/kg)

tăng/giảm

(so với ngày 23/01)

Đăk Lăk (Ea H'leo)

62.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

61.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

62.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

62.000

-1.000

Đồng Nai

61.000

0

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet