Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

25/02

28/02

02/03

Đăk Lăk

(Ea H'leo)

43.000

43.000

44.000

Gia Lai

(Chư Sê)

42.000

42.000

42.500

Đăk Nông

(Gia Nghĩa)

43.000

43.000

44.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

45.000

44.500

45.000

Bình Phước

44.000

43.500

44.000

Đồng Nai

42.000

42.000

43.000

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen

Với mức giá này, người dân lỗ khoảng 6.000 đồng/kg, theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu. Nguyên nhân vẫn là áp lực dư cung lớn khiến giá tiêu thủng đáy 10 năm. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến người dân trồng tiêu ở nhiều nơi lâm vào tình cảnh khó khăn.
Hiện nay, diện tích tiêu của cả nước là 152.000 ha, vượt 3 lần so với quy hoạch. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng những năm qua diện tích tăng trưởng nóng đang đặt ra những vấn đề lớn nếu không tháo gỡ kịp thời, không chỉ làm tụt hậu mà còn có nguy cơ phá vỡ cả ngành hàng.
Do vậy, từ nay cây tiêu không nên đi theo con đường chay theo số lượng nữa mà phải là chất lượng. Theo Bộ trưởng, cần tập trung tái cơ cấu ngay ngành hồ tiêu. Trước tiên, diện tích hồ tiêu không được tăng thêm mà phải kiên quyết giảm xuống. Theo đó, tập trung giảm ở những nơi không phù hợp, không trồng mới ở những diện tích tiêu bị chết. Bộ phải chọn ra những giống tiêu tốt để công nhận. Đồng thời, tìm quy trình canh tác chuẩn cho từng tiểu vùng sinh thái.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 2/2019 ước đạt 12 nghìn tấn, với giá trị đạt 35 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 2 tháng đầu năm 2019 đạt 31 nghìn tấn và 92 triệu USD, tăng 4,3% về khối lượng nhưng giảm 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Ấn Độ, được biết đến với các sản phẩm giá trị gia tăng, đã xuất khẩu một lượng đáng kể Tiêu xanh Khử nước (Dehydrated Green Pepper-DGP) và Tiêu xanh sấy khô (Freeze Dried Green Pepper - FDGP) trong ba năm qua. Từ năm 2016 đến năm 2018, tổng xuất khẩu 2 mặt hàng này từ Ấn Độ đã biến động khá mạnh.
Trong năm 2016, Ấn Độ đã xuất khẩu tổng cộng 609.286 kg tiêu xanh, trong đó 88% là DGP. Tính trung bình, Ấn Độ đã xuất khẩu 44.882 kg DGP và 5.892 kg FDGP mỗi tháng trong năm 2016 với số lượng xuất cao nhất là tháng 1, đạt 109.558 kg DGP và tháng 6 là 11.860 kg FDGP. Ấn Độ đã thu được tổng cộng 10,2 triệu USD từ doanh thu xuất khẩu hạt tiêu xanh. Giá trung bình ở mức 15,32 USD/kg DGP và 28,36 USD/kg FDGP.
Năm 2017 đã chứng kiến sự tăng vọt 50% tổng lượng xuất khẩu tiêu xanh các loại từ Ấn Độ với 833.812 kg DGP (tăng 54%) và 80,406 kg FDGP (tăng 13%). Như vậy, tính trung bình mỗi tháng Ấn Độ đã xuất khẩu 69.484 kg DGP và 6.701 kg FDGP, số lượng cao nhất được ghi nhận là 149.610 kg (tháng 2) cho DGP và 12.510 kg (tháng 8) cho FDGP. Tổng doanh thu xuất khẩu tiêu xanh ở mức 15 triệu USD, tăng 47% so với năm trước. Mức giá trung bình xuất khẩu tiêu xanh là 15,30 USD/kg đối với DGP và 28,19 USD/Kg đối với FDGP.
Năm 2018, tính đến tháng 11 năm 2018, Ấn Độ đã xuất khẩu tổng cộng 754.102 kg tiêu xanh, bao gồm từ 664.119 kg DGP và 89.983 kg FDGP. Mức này cho thấy tổng lượng xuất khẩu tiêu xanh giảm 8% so với năm trước.
Trong tháng 11/2018, Ấn Độ đã thu hơn 9,6 triệu USD từ doanh thu xuất khẩu tiêu xanh, giảm 27% về giá trị so với năm trước. Hơn nữa, giá trung bình xuất khẩu tiêu xanh cũng giảm đáng kể, chỉ còn ở mức 11,56 USD/kg cho DGP và 22,20 USD/kg cho tiêu FDGP
Năm 2018, năm quốc gia hàng đầu nhập khẩu tiêu xanh Ấn Độ là Đức với 330.623 kg, tiếp theo là Hà Lan với 61.200 kg, Pháp 55.762 kg, Hoa Kỳ 55.432 kg và Ba Lan với 55.010 kg.