Gạo đồ 5% tấm giá khoảng 392 – 396 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước. Xuất khẩu gạo Ấn Độ giai đoạn tháng 4-6/2018 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, lên 3,15 triệu tấn nhờ nhu cầu mạnh từ các nước châu Phi.
“Việc gieo trồng lúa bị chậm cho ít mưa. Năng suất có thể bị ảnh hưởng nếu tuần tới vẫn chưa có mưa”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh (miền Nam Ấn Độ) cho biết.
Nông dân Ấn Độ đã trồng 26,27 triệu ha lúa vụ Hè tính tới ngày 3/8/2018, thấp hơn 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành khí tượng dự báo Ấn Độ chắc chắn sẽ có lượng mưa năm 2018 ít hơn mọi năm.
Trái lại, mưa lớn và lũ lụt ảnh ở các khu vực trồng lúa ở Việt Nam và Thái Lan, ảnh hưởng tới việc thu hoạch và chắc chắn sẽ tác động tới giá.
Tại Thái Lan, 30 tỉnh thành đã bị ảnh hưởng bởi lũ trong suốt 3 tuần qua; 9 tỉnh (bao gồm cả những khu vực trồng lúa) đã bị ngập một phần.
“Lũ ở khu vực đông-bắc có thể đẩy tăng giá gạo jasmine trong nước – vốn đã cao trong năm nay, và có thể còn ảnh hưởng tới cả giá xuất khẩu trong tương lai”, Reuters dẫn lời một thương gia cho biết.
Nhu cầu gạo Thái Lan nhìn chung cũng thâp trong tuần này, nhưng giá tăng lên vì một số nhà xuất khẩu đang mua vào để thực hiện những hợp đồng đã ký trước đây.
“Nhiều nhà xuất khẩu tuần này đang mua gạo vì tàu từ châu Phi đang tới. Đây là những hợp đồng cũ ký với Nigeria, Senegal và Ghana. Giá thường tăng lên khi tàu đến,” Reuters dẫn lời một thương gia khác ở Bangkok cho biết.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá tăng nhẹ lên 390 – 395 USD/tấn (FOB Bangkok) trong tuần này, từ mức 385 – 393 USD/tấn tuần trước.
Trong khi đó, gạo Việt Nam cũng loại 5% tấm giá hiện 395 – 400 USD/tấn, tăng so với 385 – 395 USD/tấn tuần trước.
“Mưa kéo dài đang làm cho vụ thu hoạch Hè Thu bị chậm lại, trong khi nhu cầu tăng lên”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho hay. Ông này cho biết thêm: “Chúng tôi thấy nhu cầu tăng từ một số thị trường mới, trong đó có Cuba, Syria và Iraq…Cũng có tin Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood II) đang mua gạo của nông dân để tích trữ”.
Tại Bangladesh, nhập khẩu gạo trong giai đoạn tháng 7 – 8/2018 chỉ đạt 26.730 tấn, sau khi Chính phủ áp thuế 28% đối với gạo nhập khẩu để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm (sản lượng trong nước tăng lên). “Chúng tôi không thấy có giao dịch mới nào đáng chú ý vì thuế cao làm cho nhập khẩu gạo trở nên không còn lợi nhuận nữa”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangladesh cho biết.
Một số thông tin liên quan
Thái Lan đa dạng hóa giống lúa để giành lại thị phần
Trong bối cảnh sản lượng gạo thơm cao cấp giảm dần, Thái Lan chủ trương trồng nhiều giống lúa hơn để cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam và Ấn Độ.
Để khuyến khích nông dân đa dạng hóa giống lúa, Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) chấp nhận mua các giống gạo mềm, chất lượng trung bình với giá cao hơn giá thị trường. Đây là loại gạo mà Trung Quốc và các thị trường châu Á khác có nhu cầu cao, Chủ tịch Charoen Laothamatas của TREA cho biết.
Trong năm đầu tiên của kế hoạch này, các doanh nghiệp xuất khẩu dự tính tổng sản lượng gạo trắng hạt dài chất lượng trung bình đạt 5.000 tấn. TREA tin rằng loại gạo này sẽ trở nên phổ biến tại các thị trường tiêu thụ. “Đây không phải là giống gạo thơm nhưng cơm mềm và được phần lớn khách hàng tại châu Á ưa thích. Chúng tôi kỳ vọng loại gạo này sẽ giúp Thái Lan tăng thị phần tại châu Á về dài hạn”, ông Charoen nói.
Chính phủ Thái Lan và TREA dự đoán xuất khẩu gạo năm 2018 của nước này sẽ giữ được kỷ lục 11 triệu tấn như năm ngoái nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, sự bất ổn về sản lượng sẽ tạo áp lực lớn lên triển vọng dài hạn của mặt hàng này.
Sản lượng gạo trắng cao cấp Hom Mali của Thái Lan đã giảm 40% kể từ đầu năm 2018 do thời tiết bất lợi. Là sản phẩm đặc trưng của Thái Lan nhưng loại gạo này chỉ có thể được trồng ở một vùng cụ thể thuộc Đông Bắc Thái Lan nên phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết.
Thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá gạo Hom Mali lên cao kỷ lục 1.200 USD/tấn và xuất khẩu giảm 20% tính đến thời điểm hiện tại của năm 2018, ông Charoen cho biết.
Tổng sản lượng lúa Hom Mali của nước này dự kiến giảm xuống khoảng 4 triệu tấn trong năm nay, từ mức 6,1 triệu tấn của năm ngoái, theo TREA.
Triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan dự báo duy trì mạnh mẽ trong năm 2019
Các quan chức thương mại Thái Lan dự báo xuất khẩu gạo sẽ duy trì mạnh mẽ trong năm tới với mức tối thiểu 10 triệu tấn, nhờ nhu cầu thu mua tốt.
Theo ông Adul Chotinisakon, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan có thể vẫn khả quan trong năm tới, với khối lượng xuất khẩu dự báo tương đương năm nay – 10 triệu tấn.
Ông Adul dẫn chứng dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) rằng nhập khẩu gạo toàn cầu sẽ lên tới 49,5 triệu tấn gạo trong năm 2019 từ mức 48,67 triệu tấn trong năm nay; và giá gạo Thái Lan cũng đang rất cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tính từ đầu năm đến ngày 1/8/2018, quốc gia này đã xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng trị giá tăng 17,9% lên 3,26 tỷ USD.
Cũng theo ông Adul, các quan chức Vụ Ngoại thương đã lên kế hoạch đàm phán với những người đồng cấp Trung Quốc để triển khai kế hoạch thu mua thêm 1 triệu tấn gạo trong năm nay theo thỏa thuận đạt được hồi đầu năm (trong gói thỏa thuận bao gồm dự án đường sắt cao tốc và bán 2 triệu tấn gạo và 200.000 tấn cao su).
Triển vọng xuất khẩu gạo Ấn Độ 'mịt mờ' vì lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran
Tương lai của xuất khẩu gạo, chè Ấn Độ phụ thuộc vào việc tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran và khả năng thực phẩm, thuốc được miễn chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Với việc các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran sẽ có hiệu lực từ thứ Ba (7/8), số phận của hoạt động xuất khẩu gạo và chè Ấn Độ hiện phụ thuộc vào khả năng thực phẩm và thuốc được miễn khỏi lệnh trừng phạt, và thỏa thuận nhập khẩu dầu đạt được giữa New Delhi và Tehran.
“Chúng tôi muốn nghiên cứu các chi tiết của các lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Iran. Nếu thực phẩm và thuốc được miễn, đây sẽ là một tin tốt cho các nhà xuất khẩu gạo và có thể cả chè nữa. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng phụ thuộc vào việc tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Iran của Ấn Độ trong trường hợp không có cơ hội thanh toán phù hợp”, một quan chức chính phủ cho biết.
Vì các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chủ yếu nhắm vào than chì, kim loại thô hoặc bán thành phẩm (nhôm, thép, than) hoặc phần mềm để tích hợp các quy trình công nghiệp, New Delhi hy vọng rằng việc cung cấp thực phẩm và thuốc sẽ được miễn trừ.
Hoạt động thu mua hoặc mua lại đồng USD của Iran và thương mại bằng vàng hoặc kim loại quý được dự báo cũng bị giới hạn.
Việc tiếp tục nhập khẩu dầu cũng có thể dẫn đến việc Iran tăng nhập khẩu từ Ấn Độ để giảm khoảng cách thương mại hiện tại, giúp cơ chế giống như việc trao đổi đồng rupee - rial hoạt động hết khả năng. Nhập khẩu từ Iran của Ấn Độ trong giai đoạn 2017 - 2018, chủ yếu là dầu mỏ, trị giá 11,11 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ trị giá 2,65 tỷ USD và chủ yếu là gạo và chè.
Ông Ajay Sahai từ Liên đoàn Xuất khẩu Ấn Độ cũng đồng tình rằng, tình hình của các nhà xuất khẩu sang Iran, hiện tại, không chắc chắn.
“Chúng ta phải chờ xem chính phủ Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định gì về nhập khẩu dầu từ Iran. Chỉ khi nào các khoản thanh toán dầu được thực hiện, sẽ có cơ chế chuyển tiền nhờ nhập khẩu dầu”, ông Sahai giải thích.
Trong khi không có hướng dẫn chính thức nào cho các ngân hàng Ấn Độ về việc ngừng các khoản thanh toán thương mại với Iran, với các biện pháp trừng phạt của Mỹ có hiệu lực có thể dẫn tới việc miễn cưỡng trong việc đàm phán các tài liệu xuất khẩu và thanh toán, theo một nhà xuất khẩu.
Nhân dân tệ mất giá gây khó cho xuất khẩu gạo Myanmar
Đồng tiền Trung Quốc trượt giá trên thị trường tài chính thế giới khiến xuất khẩu gạo từ vùng Yangon và Ayeyawaddy qua thị trường bán buôn Muse 105 mile của Myanmar bị giảm lợi nhuận,theo ông Tin Ye Win, Giám đốc phụ trách thị trường bán buôn Muse 105 mile.
“Tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái và các tuyến đường vận chuyển, lợi nhuận sẽ thay đổi. Ví dụ, nếu các thương lái gạo vận chuyển từ khu vực Yangon hoặc Ayeyawaddy, phí vận chuyển sẽ cao hơn vì tuyến đường dài. Tuy nhiên, nếu gạo được vận chuyển từ khu vực Magway hoặc Shwebo, chi phí vận chuyển sẽ ít hơn và lợi nhuận cao hơn so với Yangon hoặc Ayeyawaddy”, ông Tin Ye Win cho biết.
Ông cũng cho biết các phân tích liên tục được thực hiện. "Chúng tôi đã tính toán tỷ giá hối đoái và giá gạo trong tháng 4, tháng 5 gần đây," ông nói thêm.
Myanmar, khi xuất khẩu gạo sang các quận khác, sử dụng cả hai tuyến đường thương mại biên giới và đường thủy. Xuất khẩu từ các tuyến thương mại biên giới chiếm hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu trong năm tài chính 2017 - 2018, thị phần quốc tế gia tăng, xuất khẩu từ đường thủy đã tăng và đạt 48% tổng xuất khẩu.
Theo Liên đoàn lúa gạo Myanmar, quốc gia này dự kiến xuất khẩu 4 triệu tấn gạo trong 3 năm tới và hy vọng sẽ kiếm được 1,5 tỷ USD.
Trong khi đó, tại Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất trong tháng 6 đầu năm này, chiếm 26,8% thị phần xuất khẩu toàn ngành, số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết. Vì vậy, việc đồng nhân dân tệ mất giá ccó thể cũng ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Dự trữ gạo của Philippines giảm hơn 15%
Số liệu từ Cơ quan Thống kê Philippine (PSA) cho biết, dự trữ gạo của quốc gia này tính đến ngày 1/7 ước đạt 1,99 triệu tấn, giảm so với cùng kỳ năm trước cũng như tháng trước đó.
Cụ thể, báo cáo tồn kho gạo và ngô của PSA công bố hôm thứ Sáu (10/8) chỉ ra, lượng dự trữ tính đến ngày 1/7 đã giảm 15,21% so với mức 2,35 triệu tấn một năm trước và giảm 15,68% so với mức tồn kho 2,36 triệu tấn của tháng trước.
Trong đó, dự trữ tại các hộ gia đình chiếm 49,85% tổng số hàng tồn kho, theo sau là dự trữ tại các nhà kho chiếm 47,47%. Dự trữ của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) là 2,68%, với 48,78% lượng dự trữ từ gạo nhập khẩu.
Các kho dự trữ gạo tính đến ngày 1/7 được xem là đủ dùng trong khoảng 62 ngày, giảm so với ngày 1/06 khi lượng dự trữ được xem là đủ cho gần 74 ngày.
Tuy nhiên, không giống như tháng trước khi lượng gạo dự trữ của NFA gần như không thể kéo dài một ngày, số liệu hàng tồn kho mới nhất của cơ quan được ước tính kéo dài khoảng một ngày nhờ khối lượng gạo nhập khẩu chưa được bốc dỡ do bị cản trở bởi thời tiết xấu.
NFA được yêu cầu duy trì giá trị dự trữ bảo đảm ít nhất 15 ngày tại bất kỳ thời điểm nào và ít nhất 30 ngày giá trị dự trữ bảo đảm cho các tháng ăn chay, bắt đầu từ tháng 7 hàng năm.
Cả ba kiểu dự trữ đều giảm so với năm ngoái, với NFA ghi nhận mức giảm nhiều nhất, 65,60%. Dự trữ ngành thương mại giảm 21,12%, trong khi tồn kho tại hộ gia đình giảm 0,24%.
Tương tự, trữ lượng ngô tính đến ngày 1/7 đạt 480.860 tấn, giảm 29,66% so với cùng kỳ và 18,78% so với tháng trước.
Lượng ngô tồn kho giảm so với năm ngoái ở cả ba ngành. Dự trữ hộ gia đình giảm 7,03%, trong khi tồn kho thương mại và NFA giảm lần lượt 31,42% và 100%.
So với tháng trước, PSA đã báo cáo trữ lượng ngô kho thương mại giảm 22,88%, được cân bằng bởi mức tăng 29,25% của các hộ gia đình.

Nguồn: VITIC tổng hợp